Đề xuất 7 giải pháp tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế
Báo động năng lực hấp thụ vốn của doanh nghiệp
Phát biểu tại hội thảo, TS. Nguyễn Đại Lai, chuyên gia kinh tế, ngân hàng nhận định, năng lực hấp thụ vốn của doanh nghiệp Việt Nam đang trong tình trạng báo động. Thêm vào đó, tình trạng huy động vốn tăng nhưng tín dụng vẫn tăng chậm chứng tỏ vốn vẫn dùng vào đảo nợ và chạy lòng vòng trong thị trường tài chính.
Nếu kỳ vọng dư nợ tín dụng đến cuối năm tăng khoảng 8 - 10% cũng là rất khó khả thi vì quỹ thời gian chỉ còn không đầy 4 tháng mà dư nợ đến hết tháng 8 vẫn chỉ tăng chưa tới 1,5% so với đầu năm.
Cả ngành ngân hàng hiện đang tích cực tìm khách hàng và hạ lãi suất để bơm vốn, cứu doanh nghiệp tức là tự cứu mình. Lãi suất các khoản vay mới, kể cả các khoản vay cũ đang giảm xuống một cách khách quan theo đà giảm lạm phát và theo sức ép bởi sự trì trệ của nền kinh tế.
Theo đó, TS. Nguyễn Đại Lai nhận định, lãi suất cho vay bình quân toàn thị trường tín dụng có thể sẽ tiếp tục giảm xuống dưới mức "9+2,5"%/năm và tiến tới "8+2,5"%/năm, tức là xuống dưới mức giới hạn bởi lãi suất huy động và chi phí hợp lý của hoạt động tín dụng ngân hàng.
Bảy giải pháp tăng khả năng hấp thụ vốn
TS. Nguyễn Đại Lai cũng đưa ra 7 giải pháp nhằm tăng khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Một là, các doanh nghiệp cần mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua các hiệp hội ngành nghề để tổ chức hình thành các kênh phân phối hợp lý, có tổ chức từ sản xuất đến tiêu dùng.
Hai là, Chính phủ cần có chính sách kích cầu và coi đây là giải pháp cấp bách cần phải thực hiện. Theo đó, tập trung "kích" mạnh vào năng lực mua hàng hóa với các giải pháp như: tăng lương, giảm thuế giá trị gia tăng, mua hàng tạm trữ, dẫn dắt thị trường giảm lãi suất cho vay, dùng rào cản kỹ thuật chống hàng tiêu dùng nhập khẩu tràn lan...
Ba là, Ngân hàng Nhà nước nên làm đầu mối mua vốn của ngân hàng thương mại thừa với lãi suất bằng lãi suất tái cấp vốn do NHNN ấn định trừ đi 1% và bán lại cho ngân hàng thương mại thiếu bằng hoặc xấp xỉ lãi suất tái cấp vốn cùng kỳ.
Bốn là, Hiệp hội Ngân hàng nên được bổ sung chức năng tổ chức thị trường mua bán nợ chính nhau (nợ tốt là chính). Theo đó, có thể thành lập công ty mua bán nợ hoặc công ty môi giới nợ để làm đầu mối khai thác các khoản vốn phải thu - phải trả chưa đáo hạn của ngân hàng nhằm giảm tải cho thị trường liên ngân hàng.
Năm là, nên sớm dỡ bỏ trần lãi suất ở thị trường 1. Nếu buộc phải sử dụng biện pháp hành chính để can thiệp lãi suất thì nên ngắn hạn và chỉ áp hành chính ở lãi suất cho vay.
Sáu là, Nhà nước sớm có cơ chế xóa bỏ mọi hình thức sở hữu chéo giữa doanh nghiệp với ngân hàng.
Bảy là, Chính phủ cần sớm có quy định thống nhất một đầu mối quản lý dự trữ ngoại hối Nhà nước tại NHNN.
Tổng cục Thống kê cũng từng đưa ra nhận định rằng, một trong điểm nút cần tháo gỡ trong 6 tháng cuối năm 2012 chính là tắc nghẽn trong lưu thông tiền tệ.Theo đó, tổng phương tiện thanh toán (M2) tính đến cuối tháng 6, đã tăng gần 7% so với cuối năm 2011, nhưng lượng tiền thật được đưa vào nền kinh tế chỉ vài phần trăm trong số này, số còn lại đang kẹt đâu đó trong các ngân hàng, tổ chức tài chính.Thực tế đến 20/8/2012, lượng tiền gửi vào hệ thống ngân hàng có mức tăng khá mạnh 10,26% thì dư nợ tín dụng tính đến cùng thời điểm chỉ tăng thêm 1,4% so với cuối năm 2011. Theo TS. Nguyễn Đại Lai, rõ ràng cần phải xem lại luồng tiền đi vào bên tài sản có của tổ chức tín dụng như thế nào: vào tín dụng bao nhiêu, vào đầu tư tài sản tài chính bao nhiêu và đặc biệt là "khoản Chuyên gia tài chính này lý giải, khả năng thứ nhất là tiền có thể chảy theo các nhóm lợi ích để cho vay; khả năng thứ hai là để đổ vào các công cụ tài chính như trái phiếu doanh nghiệp; thứ ba là đang chảy l Ngoài ra, lượng tiền chảy vào sản xuất nhỏ nhoi ấy lại đang bị thao túng bởi các quan hệ sở hữu chéo vô cùng chằng chịt và khuất tất như hiện nay, ông Lai nói. |
Nguồn Khampha