Đề cử Thống đốc Nguyễn Văn Bình là chiến sĩ thi đua toàn quốc
Nếu các khâu này đều “không qua” thì sẽ xem xét lại việc phong tặng chiến sĩ thi đua cho ông Nguyễn Văn Bình.
Ngoài ông Bình, trong danh sách đề cử còn có 4 người trong ngành ngân hàng khác, đều đảm nhiệm vị trí lãnh đạo.
Trước đó, lý giải về việc nhiều lãnh đạo được khen thưởng hơn nhân viên – quần chúng lao động, một lãnh đạo Ban Thi đua khen thưởng Trung ương cho hay, thành tích và tầm ảnh hưởng của những người quản lý sẽ lớn hơn chuyên viên hoặc những người trực tiếp lao động, sản xuất.
Mà Luật Thi đua – Khen thưởng năm 2003 quy định, nếu được tặng bằng khen cấp bộ, ngành, tỉnh, đoàn thể Trung ương, đạt danh hiệu “Chiến sỹ thi đua cơ sở” liên tục từ 5 năm trở lên hoặc có thành tích đột xuất mới được tặng Bằng khen của Thủ tướng. Trong một số lực lượng đặc biệt còn khen thưởng theo niên hạn.
Mặt khác, nhiều người Việt Nam vẫn chưa nhận thức đầy đủ về việc khen thưởng, nên có thể còn tâm lý e ngại. Và ở nhiều nơi, khen thưởng còn đi kèm với các quyền lợi về kinh tế như nâng lương, phân đất, tiền thưởng…nên ở nhiều đơn vị, lãnh đạo được khen thưởng nhiều hơn chuyên viên, công chức bình thường.
Vì thế, Bộ Nội vụ sẽ đề xuất sửa đổi một số điều trong Luật Thi đua – Khen thưởng, để trình Quốc hội năm 2012, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các cấp cơ sở khen thưởng nhiều những người trực tiếp lao động, sản xuất.
Tiếp đó sẽ làm chuyển biến nhận thức của người lãnh đạo về việc khen thưởng. Ví dụ trước đây, cơ quan khen thưởng 10 cán bộ đều là trưởng phòng thì năm nay cần xem xét thưởng 5 cán bộ, 5 chuyên viên.
Một số cơ quan Nhà nước đã quy định, từ hàm Vụ trưởng, nếu được khen thưởng thì không nằm trong diện đề xuất nâng lương, đề bạt… để tạo thuận lợi cho cấp dưới được khen thưởng. Điều này cần được nhân rộng. Một số nơi cũng vận dụng Luật, khuyến khích khen thưởng những người không làm quản lý, lãnh đạo. Có nơi tỷ lệ này lên đến 50%.
Nguồn VietQ