Đề án lập công ty mua bán nợ đang trình Bộ Tư pháp thẩm định
Theo bà Hồng, sau khi Chính phủ thông qua, công ty mua bán nợ sẽ được thành lập và đi vào hoạt động.
Trước đó, vào trung tuần tháng 2 vừa qua, Thủ tướng đã có văn bản gửi các bộ ngành, trong đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước khẩn trương trình Chính phủ phê duyệt đề án xử lý nợ xấu.
Bên cạnh việc tổ chức tín dụng tự xử lý nợ xấu bằng dự phòng rủi ro, việc thành lập công ty mua bán nợ được kỳ vọng giải quyết triệt để nợ xấu trong hệ thống các tổ chức tín dụng. Tuy nhiên, đến nay đề án này vẫn chưa được thông qua.
Theo TBKTSG số ra hồi trung tuần tháng 1/2013, công ty mua bán nợ xấu (VAMC) có thể hoạt động theo hình thức nợ VAMC nhận nợ xấu của ngân hàng và ngân hàng sẽ nhận được trái phiếu do VAMC phát hành. Trái phiếu này có thể được ngân hàng tự do mua bán, chiết khấu, thế chấp hoặc giao dịch trên thị trường mở...
Theo Thống đốc Nguyễn Văn Bình khi trả lời phóng viên hồi cuối 2012, mục tiêu trong 2013 là giải quyết được 4 - 5% nợ xấu trong tổng số khoảng 8% của hệ thống ngân hàng, trong đó, tổ chức tín dụng tự xử lý bằng dự phòng khoảng 40 - 50 nghìn tỷ đồng.
Các số liệu mới nhất của Ngân hàng Nhà nước cho biết, nợ xấu hiện đã giảm từ hơn 8% năm 2012 xuống còn 6%. Trong khi đó, Vneconomy ngày 14/3 cũng dẫn báo cáo của các tổ chức tín dụng cho biết, nợ xấu hiện còn 4,08% sau khi lên cao nhất 4,86% vào cuối tháng 11/2012. Đồng thời, tốc độ tăng nợ xấu cũng có xu hướng giảm và giảm tới 12,2% vào tháng 12/2012 chủ yếu do tổ chức tín dụng tự xử lý bằng dự phòng rủi ro.
Nguồn Khampha