ĐBSCL thất bại trong khống chế dịch bệnh tôm
Đáng lo ngại là tôm chết tràn lan trên diện rộng nhưng không biết bị bệnh gì, phòng trị ra sao.
Trà Vinh, Kiên Giang, Sóc Trăng… là những nơi có diện tích tôm chết nhiều nhất ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh cho biết, nếu như mọi năm tôm từ 30 ngày tuổi trở lên mới bắt đầu chết, thì nămnay tôm chết bất thường, nhiều nơi mới thả được 6 ngày tuổi đã bị chết. Nhiều hộ thả giống lại 2-3 đợt vẫn bị chết 100%.
Ông Nguyễn Văn Phong, Phó chủ tịch UBND tỉnh Trà Vinh, thừa nhận diện tích tôm chết ở tỉnh lênđến 8.990ha, một con số rất lớn trong nhiều năm qua. Tôm chết tràn lan đã làm thiệt hại của tỉnhkhoảng 15.000 tấn tôm thương phẩm, tương đương gần 2.300 tỷ đồng.
Theo ông Huỳnh Quốc Khởi, Phó giám đốc Trung tâm Khuyến nông khuyến ngưtỉnh Bạc Liêu, tôm chết hiện nay ở tỉnh nhiều hơn năm 2011 và diễn biến ngày càng khó lường. Mộtphần do nông dân ít đầu tư, xử lý ao chưa tốt, cộng với khuyến cáo lịch thời vụ của ngành chuyênmôn chưa hợp lý dẫn đến thiệt hại.
Tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Nuôi trồng thủy sản 2, cho rằng qua kiểm tra19 mẫu tôm ở Trà Vinh thì thấy một số ao tôm chết nhanh, tỷ lệ cao, biểu hiện lâm sàng chủ yếu tậptrung ở cơ quan gan tụy. Khi gửi mẫu bệnh sang trường Đại học Arizona (Hoa Kỳ) xét nghiệm, các giáosư nhận định tôm chết có thể do độc tố. Độc tố có thể đến từ môi trường nuôi, thức ăn, vikhuẩn…
Cũng theo tiến sĩ Nguyễn Văn Hảo, tình trạng tôm chết nhiều ở ĐBSCL có liên quan đến việc sửdụng thuốc diệt giáp xác Cypermathrin gây hoại tử gan, tụy. Đây là loại thuốc mà ở Thái Lan đã cấm sử dụng từ 20 nămnay, nhưng ở nước ta nhiều hộ nuôi tôm vẫn dùng để xử lý ao tôm. Tiến sĩ Hảo đề xuất UBND các tỉnh cần đẩy mạnh tuyên truyền nông dânthay đổi tập quán nuôi tôm, không sử dụng hóa chất, mà nên áp dụng làm ao lắng để xử lý, cộng vớiquản lý nguồn nước chặt chẽ.
Nhiều ý kiến cho rằng, nếu vệ sinh tốt đáy ao, nguồn nước và môi trường đảm bảo thì hạn chế đượctôm chết. Thế nhưng, việc đầu tư cho hệ thống thủy lợi nhiều năm qua chưa được quan tâm.Dân nuôi tôm buộc phải lấy nước vào ao - thải nước bẩn ra ngoài… cùng một con kênh, từ đó dẫn đếnlây lan mầm bệnh.
Đến thời điểm này, việc khống chế dịch bệnh tôm vẫn tỏ ra bất thành, bởi chưa có cơ quan nào đưara được giải pháp ngăn chặn hữu hiệu. Các tỉnh hiện nay chủ yếu khẩn trương xử lý ao, môitrường… giúp dân nhanh chóng nuôi lại vụ 2 từ nay đến hết tháng 6/2012, ở những nơi có điều kiệnthuận lợi. Đối với những nơi còn lưu tồn mầm bệnh, thủy lợi kém, khuyến cao chuyển sang nuôi cua,cá và các loại thủy sản khác.
Nguồn SGGP