Thứ Ba | 25/03/2014 14:34

Dầu Nga chuyển hướng về Trung Quốc sau vụ Crimea sáp nhập vào Nga

Đằng sau thái độ trung lập và khách quan của Trung Quốc với vấn đề Ukraine-Nga là những động cơ kinh tế rất cấp thiết và cả dài hạn.

Khủng hoảng Crimea có vẻ đang định hình lại thị trườngdầu quốc tế. Dòng dầu Nga đang chảy về Trung Quốc khiến Châu Âu đối mặtgiá nhập khẩu cao hơn, và Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào dầu Trung Đông.

Trung Quốc đã đồng ý mua hơn 350 tỉ USD giá trị dầu thô Ngatrong mấy năm tới từ tay chính phủ tổng thống Putin. Mối quan hệ này có khảnăng mạnh lên khi châu Âu và Mỹ áp dụng lệnh trừng phạt vào Nga vì vụ khủng hoảngUkraine.

Những chuyển dịch như vậy khó mà vượt qua được. Châu Âu nhậpkhẩu 30% khí đốt từ Nga, có rất ít lựa chọn khả thi tức thì. Thị trường Mỹ,ngay cả sau đợt bùng nổ năng lượng đá phiến, vẫn phải nhập khẩu 40% dầu thô, tức10,6 triệu thùng dầu một ngày, khiến họ chịu ảnh hưởng mạnh từ thị trường toàncầu.

Các lựa chọn thay thế cho Nga có những rủi ro và thách thứcđáng kể về tài chính, môi trường và địa lý. Cát dầu của Canada ô nhiễm nhấttrong các lựa chọn thay thế truyền thống, còn mỏ đá phiến của Ba Lan vẫn chưađược thăm dò đầy đủ. Các mỏ dầu lớn nhất thập kỷ qua vẫn còn nằm dưới đáy biểnsâu hàng kilomet ngoài khơi Brazil vàTây Phi.

Quan điểm của TrungQuốc

Hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc
Hai nhà lãnh đạo Nga và Trung Quốc

Khi các nhà lãnh đạo thế giới tập hợp tại Hague, tổng thốngObama tìm cách khuyến khích Trung Quốc phê phán Nga về chuyện Ukraine. Ngược lại,Chủ tịch nước Tập Cận Bình ép Obama giải thích về tin Mỹ xâm nhập vào server củatập đoàn chế tạo thiết bị điện thoại lớn nhất Trung Quốc, Huawei.

Trung Quốc vẫn luôn giữ thái độ “công bằng và khách quan” vớicuộc khủng hoảng Ukraine, Chủ tịch Tập nói trong cuộc gặp tổng thống Obama,theo tin của Tân Hoa Xã. Đất nước tiêuthụ nhiên liệu lớn nhất thế giới đã bỏ phiếu trắng khi Hội đồng Bảo an Liên HợpQuốc bàn về việc tuyên bố điều tra dân ý ở Crimea không có hiệu lực pháp lý.Nga đã bỏ phiếu phủ quyết nó.

Trung Quốc nhập khẩu kỷ lục dầu thô Nga tháng trước, 2,72 triệumét khối, tức là cứ ba ngày là nhập về lượng dầu tương đương một tàu chở dầusiêu hạng (supertanker). Mức nhập này đã tăng hơn ba lần trong thập kỷ qua vàNga đang chiếm 12% thị phần dầu thô nhập khẩu vào Trung Quốc, theo thống kê củahải quan, mức cao nhất trong bảy năm qua.

Mục tiêu dài hạn củaNga

“Ta vẫn luôn giả định việc Nga chuyển hướng xuất khẩu vàoTrung Quốc là mục tiêu dài hạn, và ban đầu nó được coi là điểm đòn bẩy với Nga,”theo ông Robert Kahn, chuyên viên nghiên cứu của tổ chức Hội đồng Quan hệ Đốingoại tại Washington. “Giờ người ta coi nó là phản ứng của việc có thể mất thị trườngchâu Âu.”

Nhà sản xuất dầu lớn nhất thế giới, Nga, xuất khẩu khoảng160 tỉ USD tổng giá trị dầu thô, nhiên liệu và nguyên liệu chế biến công nghiệpsang châu Âu và Mỹ năm 2012, theo Trung Tâm Thương Mại Thế Giới, được tài trợ bởiWTO và Liên hợp quốc.

Các nước châu Âu thành viên của IEA đã nhập khẩu 32% lượng dầuthô, nhiên liệu và nguyên liệu chế biến công nghiệp từ Nga trong 2012.

Khai thác năng lượng đá phiến ở Mỹ đang bùng nổ
Khai thác năng lượng đá phiến ở Mỹ đang bùng nổ, giảm được một phần nhập khẩu từ

Châu Âu sẽ đối mặt với giá khí đốt cao hơn nếu Nga cắt bớtđược lượng xuất sang châu Âu và chuyển hướng về châu Á. Các tàu chở dầu nhiênliệu cho các nhà máy nhiệt điện cập bến cảng châu Âu sẽ đắt hơn dầu khí nhập bằngđường ống từ Nga, theo Peter Morici, giáo sư kinh tế học ở Đại học Maryland. Mỹsẽ phải quay sang Trung Đông để tìm nguồn cung thay thế cho hàng Nga.

Những trở ngại vớiNga

Nga có trở ngại riêng của mình trong việc giảm xuất khẩusang thị trường năng lượng châu Âu và Mỹ. Họ thiếu đường ống dầu khí sang châuÁ, theo giáo sư Kahn cho biết. Trong chuyện đổi hướng sang châu Á họ sẽ phải cạnhtranh với các nhà xuất khẩu Trung Đông và Tây Phi. Nhóm này cũng đang nhắm tớingười mua châu Á vì Mỹ có nguồn cung nội địa đáp ứng được một phần nhu cầu nhậpkhẩu trước đây nhập từ hai khu vực này.

Hội nghị ngoại trưởng EU ở Brussels hôm 17/3 đã đồng ý phongtỏa tài sản và cấm cấp visa du lịch tới 10 chính trị gia Nga, ba quan chức quânđội, và tám chính trị gia Crimea.

Mỹ đã áp dụng lệnh cấm cấp visa cho một số cá nhân, và tổngthống Obama đã cho phép áp dụng cấm vận tài chính với Nga. Mỹ mở rộng lệnh cấmvận hôm 20/3 tới các doanh nhân có quan hệ với Putin như là tỉ phú Timchenko vàRotenberg.

Chuyến thăm Moscow củaTrung Quốc

Chủ tịch Tập Cận Bình đã thăm Moscow trong chuyến công du nướcngoài đầu tiên hồi tháng 3 năm 2013 và thu được một số giấy phép thăm dò vùng Cựcrất có giá trị của Nga. Nga cũng đã đồng ý tăng gấp đôi mức xuất khẩu dầu vàxây một đường ống khí đốt sang Trung Quốc và cho phép vay 2 tỉ USD từ các ngânhàng.

“Trung Quốc đã đầu tư vào công ty dầu Nga và cho vay trướcnhiều khoản để xây dựng hạ tầng cơ sở, đó là một tuyên bố có trọng lượng,” theoHọc viên Quốc tế về nghiên cứu chiến lược, đặt tại London. “Nga đã có quyết địnhvề tình hình hạ tầng cơ sở quá chú trọng vào thị trường châu Âu và đã đến lúc cầnmở rộng.”

Nhà máy lọc dầu Trung Quốc ở Cộng hòa Chad
Nhà máy lọc dầu Trung Quốc ở Cộng hòa Chad

Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc CNPC năm ngoái đã trảtrước 20 tỉ USD trong tổng số 70 tỉ USD trả trước cho OAO Rosneft. Khoản tiềnnày nằm trong gói thỏa thuận 270 tỉ USD cho 25 năm giao dịch dầu, biến Trung Quốctrở thành thị trường nhập khẩu lớn nhất của dầu Nga. Tháng 10/2013 Rosneft cũngđã đồng ý thỏa thuận 10 năm trị giá 85 tỷ USD với Tập đoàn hóa dầu Trung Quốc .

Theo thỏa thuận ký hồi tháng 3/2013, Trung Quốc có thể tănggấp đôi lượng dầu nhập khẩu từ Nga lên hơn 620.000 thùng/ngày, thách thức vịtrí khách hàng mua dầu thô Nga lớn nhất của Đức. Đổi lại Rosneft đồng ý choCNPC cùng tham gia vào 3 khu thăm dò mỏ dầu ở vùng Cực, thỏa thuận đầu tiên thuộcloại này giữa Nga và châu Á. Vùng biển phía bắc Nga được coi là vùng dầu lớn nhấtthế giới chưa được khai thác.

Nhu cầu nội địa TrungQuốc ngày càng tăng

Các công ty năng lượng Trung Quốc đã tỏa ra khắp thế giớitìm kiếm mỏ dầu và các nguồn cung để đáp ứng nhu cầu nội địa ngày càng tăng.Trong năm năm qua đã có 130 tỉ USD vào các thương vụ thâu tóm của họ ở nướcngoài, theo dữ liệu của Bloomberg. Các ngân hàng quốc doanh Trung Quốc đã chovay ở các nước như Venezuela và một số nước châu Phi để tiếp cận mỏ dầu.

Nguồn Dân Việt/Bloomberg


Sự kiện