Đại diện IMF Việt Nam: Ngân hàng Nhà nước đã thành công trong điều hành vĩ mô 2012
Ông nhận xét việc ổn định được tỷ giá, làm tăng niềm tin vào tiền đồng đã đóng góp rất lớn và việc giảm mạnh lạm phát, từ mức trên 20% của tháng 8/2011 xuống chỉ còn một con số vào tháng 12/2012.
Tuy nhiên, năm 2013 cũng sẽ còn nhiều thách thức tiếp tục từ 2012 như tăng trưởng chậm, tăng trưởng tín dụng vẫn thấp dù thanh khoản trong hệ thống ngân hàng đã khá dồi dào. Điều này phản ánh các vấn đề khó khăn nội tại của ngân hàng, như nợ xấu cao. Trong khi đó, dự trữ ngoại hối dù đã tăng đáng kể nhưng vẫn còn dưới mức cần thiết để trở thành tấm đệm tốt đối phó với các cú sốc giá cả.
Ông Kalra cũng nhận xét, tiến trình tái cấu trúc ngân hàng cũng như tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước năm 2012 đã chậm hơn so với yêu cầu. Sự yếu kém của khu vực này có thể là tác nhân kìm hãm tăng trưởng.
Về vấn đề nợ xấu, trưởng đại diện IMF cho rằng, cần được giải quyết trên tinh thần cởi mở, minh bạch và toàn diện tại các NHTM kể cả cổ phần và Nhà nước. Việc sáp nhập các ngân hàng nhỏ và yếu kém chỉ là một bước khởi đầu.
Theo ông, việc thành lập công ty quản lý tài sản để giải quyết vấn đề này là một bước đi đúng hướng. Tuy nhiên, NHNN cần tăng cường mạnh mẽ khả năng giám sát và xử lý mạnh tay với các ngân hàng không đáp ứng được các yêu cầu về chuẩn mực an toàn.
các NHTM cần chấp nhận về mức độ nợ xấu thực sự của họ. Việc đảo nợ các khoản vay quá hạn sẽ không làm thay đổi khả năng trả nợ của khách hàng mà có thể trở nên trầm trọng hơn. Những đề xuất cho rằng cần hạ bớt tiêu chuẩn cho vay để thúc đẩy tăng trưởng tín dụng là không đúng. các ngân hàng cần có những điều chỉnh, bao gồm cả trích lập dự phòng cho các khoản vay này, đưa nợ xấu ra khỏi bảng cân đối kế toán nội bảng và giảm vốn một khi đã nhận diện rõ được bức tranh nợ xấu. Sau đó các ngân hàng có thể cần huy động vốn mới để đảm bảo các chuẩn mực về an toàn. việc giải quyết nợ xấu sẽ cần phải sử dụng các nguồn lực công. Điều quan trọng ở đây là các hoạt động xử lý nợ xấu cần được tiến hành một cách hiệu quả, minh bạch và không “chê trách” vào đâu được. là điều kiện tài chính của các ngân hàng sẽ không thể được cải thiện nếu không quan tâm sát sao đến các khách hàng của họ, phần lớn là các Tập đoàn kinh tế và doanh nghiệp Nhà nước. Do đó việc cải cách các tập đoàn kinh tế và các DNNN cũng rất quan trọng. Bước đầu tiên là tình hình tài chính thực sự của các đối tượng này cần được công khai, bao gồm các báo cáo thu nhập và các bảng cân đối kế toán được kiểm toán, tình hình vay mượn từ hệ thống ngân hàng. Sau đó cần có kế hoạch lộ trình thời gian rõ ràng để cải thiện hoạt động và cơ cấu quản trị. |
Nguồn Thời báo Ngân hàng