Đai diện IMF cảnh báo Việt Nam không có dự phòng cho chi phí tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước
Trước tình hình đó, tiếp tục sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả doanh nghiệp Nhà nước là yêu cầu cấp bách. Việc tái cơ cấu sẽ đặc biệt tập trung vào 5 nội dung, Thứ trưởng cho biết.
Thứ nhất, bổ sung, hoàn thiện thể chế quản lý doanh nghiệp Nhà nước để doanh nghiệp kinh doanh hoạt động trong môi trường pháp lý chung và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế khác.
Việc vỡ bong bóng bất động sản đã gây ra các yếu kém trong ngành ngân hàng. Các chủ đầu tư, với số vốn vay từ ngân hàng, cùng với nhu cầu đầu cơ vì mọi người đều tin là giá bất động sản chỉ lên chứ không xuống, đã dẫn đến việc xây dựng quá nhiều. Ông Sanjay Carla, đại diện thường trú của IMF tại Việt Nam |
Thứ ba, tái cơ cấu doanh nghiệp theo ngành, lĩnh vực không phân biệt cấp, cơ quan quản lý. Tính đến ngày 22/10/2012, đã có 75 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước hoàn thành xây dựng đề án tái cơ cấu, trong đó có 44 tập đoàn, tổng công ty Nhà nước đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt đề án tái cơ cấu.
Thứ tư, thực hiện theo nguyên tắc thị trường việc thoái vốn nhà nước đã đầu tư vào ngành, lĩnh vực ngoài ngành kinh doanh chính hoặc không trực tiếp liên quan; vốn Nhà nước ở công ty cổ phần mà Nhà nước không cần chi phối.
Thứ năm, hình thành tổ chức để thực hiện thống nhất chức năng đại diện chủ sở hữu vốn đối với doanh nghiệp Nhà nước. Đồng thời, tăng cường năng lực cho cơ quan quản lý, giám sát tài chính doanh nghiệp nhằm hướng tới quản lý nhà nước chuyên sâu về tài chính doanh nghiệp.
Cũng nhận xét về quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước tại Việt Nam, đại diện thường trú Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) tại Việt Nam, ông Sanjay Carla cho biết, một phần lớn số tiền cho vay từ các ngân hàng là dành cho doanh nghiệp Nhà nước. Do vậy, các vấn đề của ngành ngân hàng sẽ không thể giải quyết triệt để nếu không giải quyết được các vấn đề của doanh nghiệp Nhà nước.
Theo ông Carla, việc cải cách cần được công khai cho dân chúng biết, bao gồm cả báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và bảng cân đối đã được kiểm toán.
Tuy nhiên, đại diện IMF cho rằng, không thấy có dự phòng cho chi phí tái cấp vốn cho các cải cách và tái cơ cấu doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm cả những hệ quả của việc người lao động mất việc làm.
Theo kinh nghiệm quốc tế, các cuộc cải cách doanh nghiệp Nhà nước thường đi kèm với rất nhiều khoản nợ dự phòng mà Chính phủ phải đứng ra gánh vác, vị này khuyến nghị.
Trong khi đó, theo tính toán của IMF, bội chi ngân sách Nhà nước của Việt Nam có thể tăng lên đến mức gần 5,5% GDP năm 2012 trước khi giảm xuống 4% GDP vào năm 2013.
Chính phủ dự kiến lấy các khoản chi ngoài ngân sách của các năm sau (15 nghìn tỷ đồng) để chi cho năm 2012 nhằm kích thích tăng trưởng, nhưng có lẽ sẽ chỉ có khoảng 1/3 số tiền đó được giải ngân thực sự trong năm 2012. Và không phải tất cả số thuế VAT và thu nhập doanh nghiệp được giãn sang năm 2103 sẽ được Chính phủ thu về do có hàng loạt doanh nghiệp đã phá sản, ông Carla phát biểu.
Nguồn Khampha