Thứ Năm | 10/07/2014 21:21

Đại biểu HĐND TP HCM bức xúc vì môi trường ô nhiễm nặng

"Ô nhiễm đến nỗi 2 năm phải thay tôn một lần. Không hiểu lá phổi người dân có thể chịu được trong thời gian bao lâu", Chủ tịch HĐND TPHCM lo lắng.

Tại buổi chất vấn trong ngày làm việc thứ 3, kỳ họp thứ 14, HĐND TP HCM khóaVIII, đại biểu Võ Văn Tân cho biết người dân rất bức xúc trước tình trạng ô nhiễm ở bãi rác HiệpPhước. "Người dân huyện Củ Chi phải sống chung với bãi rác này lâu lắm rồi và không biết phải chịuđựng bao lâu nữa? UBND huyện cách xa bãi rác 4-5 km còn chịu không nổi mùi hôi thối nói gì ngườidân ở gần", ông Tân bức xúc.

Ông Tân cũng nêu tình trạng Công ty phân bón Sinh Hóa ở xã Phạm Văn Cội, huyện CủChi gây ô nhiễm nghiêm trọng, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. "UBND thành phố đã có chỉ đạoxử lý nhưng đến nay vẫn chưa thế kết quả. Một là di dời số hộ dân tổ 33, 34 đi hoặc dời công ty.Cái này phải nói rõ cho dân biết, chứ cứ để hoài vậy là không có được", ông Tân gay gắt.

dai-bieu-8859-1404983977.jpg

Nhiều đại biểu nêu bức xúc vì tình hình ô nhiễm môi trường ở các quận, huyện ngoạithành tại phiên chất vấn sáng nay. Ảnh: Hữu Công.

Đồng tình với ý kiến của đại biểu, Chủ tọa kỳ họp - Chủ tịch HĐND TP HCM NguyễnThị Quyết Tâm bày tỏ sự lo lắng cho sức khỏe của người dân khi hàng ngày phải sống trong bầu khôngkhí bị ô nhiễm nặng. "Ô nhiễm đến nỗi người dân 2 năm phải thay tôn một lần. Không hiểu lá phổinhân dân chịu được trong thời gian bao lâu", bà Tâm đặt câu hỏi.

Cũng quan tâm về vấn đề môi trường, đại biểu Nguyễn Quang Lâm đề nghị Sở Tàinguyên Môi trường cho biết hướng giải quyết 30 cơ sở dệt, vải gây ô nhiễm ở khu phố 4 và 5, phườngĐông Hưng Thuận (quận 12). Theo vị đại biểu, nước thải từ các cơ sở này có nhiều màu, hôi; nước xảxuống sông Tham Lương có bọt. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp xả bụi gây ảnh hưởng nghiêm trọng đếnngười dân. "Chừng nào giải quyết và giải quyết như thế nào?", ông Lâm đặt vấn đề.

Trả lời thắc mắc của các đại biểu, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM ĐàoAnh Kiệt cho rằng nguyên nhân chính khiến nhiều khu vực ngoại thành bị ô nhiễm là thành phố thiếusự chuẩn bị về mọi mặt khi kêu gọi doanh nghiệp di dời khỏi nội thành. "Hiện thành phố đang hướngdẫn và hỗ trợ doanh nghiệp tiếp tục di dời ra khỏi khu dân cư. Nhưng trong thời gian chờ di dời,doanh nghiệp nào gây ô nhiễm môi trường vẫn tiến hành xử phạt", ông kiệt nói.

Không thỏa mãn với câu trả lời của giám đốc sở, đại biểu Võ Văn Tân tiếp tụcxoay: "Giám đốc sở nói đã kiểm tra và có bảng quan trắc, chỉ số an toàn gì đó tôi không biết chỉ sốđó là như thế nào, nhưng người dân vẫn phản ánh là nước thải xuống kênh Thầy Cai vẫn đen, vẫn hôithối. Vậy sở có biện pháp gì khắc phục?" Ông Kiệt cho biết đã ký kết văn bản với tỉnh Tây Ninh đểkiểm tra KCN Trảng bàng. "Có lẽ một số doanh nghiệp xả thải lén. Chúng tôi sẽ kiểm tra và đề xuấtxử lý các doanh nghiệp này", ông Kiệt nói.

dakiet-4548-1404983977.jpg

Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường TP HCM Đào Anh Kiệt trả lời chất vấn. Ảnh:Hữu Công.

Riêng phản ánh về ô nhiễm môi trường ở bãi rác Phước Hiệp, vị giám đốc Sở Tàinguyên - Môi trường lý giải do khu xử lý rác thải Phước Hiệp ban đầu không được đầu tư đồng bộ,không có công nghệ hiện đại nên không tránh khỏi ô nhiễm. Hiện, ngoài những biện pháp giảm ô nhiễmtình thế, thành phố đang lên kế hoạch và lộ trình đóng cửa và di dời bãi rác này.

Bên cạnh vấn đề môi trường, quy hoạch "treo" cũng được nhiều đại biểu đặt vấn đềchất vấn đối với lãnh đạo Sở Tài nguyên - Môi trường. Đại biểu Lê Minh Đức đề nghị phải đẩy nhanhcác dự án chậm tiến độ vì tình trạng này ảnh hưởng lớn đến đời sống nhân dân trong vùng quy hoạch."Trường hợp không dùng thì sớm tiến hành trả lại đất cho dân", ông Đức yêu cầu.

Tại phiên chất vấn, với tư cách Phó chủ tịch UBND TP HCM phụ trách lĩnh vực giaothông - đô thị, ông Nguyễn Hữu Tín cho biết thành phố không chỉ rà soát xóa dự án chậm tiến độ, màcòn kiểm tra sát sao đảm bảo việc xóa "treo" đúng quy định của pháp luật. Bởi hiện nay đang tồn tạithực tế dự án đã được xóa quy hoạch song đời sống của người dân vẫn bị "treo".

"Thu hồi là thu hồi về chủ trương để thực hiện tiếp các dự án, để người dân đượctiếp tục thực hiện các quyền của mình chứ nhà nước không thu hồi đất về cho nhà nước. Khi chưatriển khai quyết định thu hồi đất thì quyền lợi của người dân vẫn được tiếp tục được thực hiện. Chủtịch UBND 24 quận, huyện nếu không thực thi chủ trương này sẽ bị kỷ luật", ông Tín khẳng định.

Về việc các bãi rác ở Phước Hiệp gây ô nhiễm môi trường, ông Tín cho biết hiệnthành phố đang giảm dần lượng rác chôn lấp ở khu vực này, đồng thời tăng lượng rác chôn lấp rác ởbãi rác Đa Phước. Về lâu về dài sẽ đóng cửa bãi rác Phước Hiệp. Lộ trình đến năm 2020 sẽ chuyển hẳnbãi rác Phước Hiệp về Long An.

Nguồn VnExpress


Sự kiện