Thứ Sáu | 25/10/2013 15:29
Đã đến mức phải vay để chi tiêu, vay để trả nợ
Từ thời kỳ đổi mới đến nay, đây là năm đầu tiên không hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước mà hụt thu rất lớn, tới 63.000 tỉ đồng.
Buổi thảo luận tổ sáng nay (25/10) tại Quốc hội đã "nóng" lên với tình hình dự toán ngân sách nhà nước năm 2013, dự toán ngân sách nhà nước và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2014, cách tính GDP có chính xác không, trần nợ công có an toàn không.
Phải đảo nợ 70.000 tỉ đồng vào năm 2014
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết năm 2013, điểm nổi lên đáng chú ý nhất là hụt thu ngân sách. Nếu nói từ thời kỳ đổi mới đến nay thì đây là năm đầu tiên chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước mà hụt thu rất lớn, tới 63.000 tỉ đồng. Câu hỏi được đặt ra là không hiểu tại sao GDP tăng 5,4%, chỉ dưới mức chỉ tiêu một chút (5,5%) mà lại hụt thu lớn như thế, vậy chúng ta tính GDP có sát không?
"Tôi thấy rằng vừa qua, với chính sách khoan sức dân, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, chúng ta thực hiện chính sách miễn, giảm thuế, vì vậy việc huy động GDP cho ngân sách giảm. Trước đây, tỉ lệ thuế, phí huy động vào khoảng 27-28% GDP, năm 2011 còn 21-22%, đến nay chỉ còn 17-18%. Tỉ lệ huy động như vậy là thấp, rất khó đáp ứng nhu cầu chi.
Vì hụt thu nghiêm trọng như vậy nên chúng ta phải giải quyết bằng cách nâng mức bội chi. Trước đây chúng ta bội chi để đầu tư phát triển, nhưng lần này chúng ta phải bội chi để bù hụt thu. Khó khăn cũng khiến chúng ta phải đảo nợ 70.000 tỉ đồng trong năm 2014. Trong năm 2014 đặt mục tiêu tăng trưởng 5,8%, tôi cho rằng là hợp lý, bởi chúng ta vẫn đang phải lấy mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, các đại biểu đã phân tích rằng nếu tăng trưởng dưới 6% thì rất khó cân đối vĩ mô, đặc biệt là cân đối thu ngân sách" - ông Hiển nói.
Đại biểu Trần Du Lịch lo lắng: "Bây giờ đến mức ta phải vay để chi tiêu, vay để trả nợ rồi. Ta không tập trung dòng tiền, mỗi nơi mỗi tự sử dụng. Rồi hễ ngân sách thiếu thì lại đi vay. Ngân hàng thương mại huy động trong dân xong thì đem đi mua trái phiếu chính phủ cho an toàn, còn đâu cho doanh nghiệp vay nữa! Tình hình không phải là bi đát, nhưng do cách chúng ta làm thì không khéo lại rơi vào bi đát".
Ông Vũ Viết Ngoạn (chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) băn khoăn: Năm nay hụt thu 63.000 tỉ đồng, vì tăng trưởng thấp, doanh nghiệp hết sức khó khăn. Một vấn đề lớn đặt ra là cơ cấu chi đang diễn biến ngày càng không hợp lý, từ năm 2000 đến nay chi đầu tư phát triển tăng 3 lần, trong khi chi thường xuyên tăng 8 lần, điều đó cho thấy bộ máy quá lớn. Ta nhiều lần đặt vấn đề tinh giản biên chế, bây giờ ở vị thế không có lối thoát khác, với tình hình cân đối ngân sách thì không thể nhẹ tay.
"Khu vực nội địa thất thu lớn, chứng tỏ nền kinh tế đang khó khăn lớn, các lĩnh vực khác như xuất nhập khẩu có tăng lên chút đỉnh nhưng không đáng kể, nếu giá dầu giảm thì còn ảnh hưởng mạnh đến thu ngân sách nữa. Có ý kiến nói 30% cán bộ sáng cắp ô đi chiều cắp ô về, ta phải làm rõ chỗ này để có biện pháp" - ông Đặng Thuần Phong (Bến Tre) bức xúc.
Nợ công nhiều hơn con số được công bố
Đại biểu Nguyễn Thị Quyết Tâm (TP.HCM) nói: "Chính phủ cần giải trình thêm về nợ công. Tôi nghĩ ta tính nợ công như vậy là chưa đủ. Các khoản nợ mà chúng ta đang trả nhiều hơn con số được công bố! Ta nói trần nợ công đang ở mức an toàn. Nhưng còn nhiều khoản khác chưa được tính vào. Vậy thì nói rằng an toàn liệu có đúng không. Chuyện nợ công phải hết sức minh bạch để có giải pháp tháo gỡ. Báo cáo tình hình không sát thực tiễn thì giải pháp đưa ra không thể sát được. Và như thế chúng ta sẽ trả giá vì điều đó!".
Ông Vũ Viết Ngoạn cho rằng: "Về nợ công, để đảm bảo giới hạn an toàn gồm nhiều yếu tố, vay ngắn hạn hay dài hạn, lãi suất bao nhiêu, nợ công nếu nói dưới 65% GDP là an toàn thì quá đơn giản, nếu cứ tiếp tục đà này thì đến năm 2015 và xa hơn nợ công sẽ là bao nhiêu. Chính phủ phải có kế hoạch ngân sách trung hạn, các nước bên cạnh kế hoạch ngân sách chi tiết từng năm thì đều có cân đối chung trung hạn để làm căn cứ thực hiện".
Theo ông Phùng Quốc Hiển, vấn đề đặt ra hiện nay là phải dự toán thu cho chính xác, thu cho đúng, cho đủ. Ví dụ, thu từ thuế VAT đừng thu quá nhiều lên, rồi lại phải hoàn thuế. Chúng tôi cũng có kiến nghị là phải thu cổ tức của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bởi DNNN làm kinh tế thì Nhà nước phải được cái gì chứ, lâu nay chúng ta để lại hết cho doanh nghiệp, còn thu bao nhiêu thì Chính phủ sẽ nghiên cứu và trình Quốc hội.
Bên cạnh đó phải cơ cấu lại chi. Riêng chi đầu tư phát triển, theo nguyên tắc thì bố trí đầu tư xây dựng cơ bản phải bằng bội chi, tức là phải bố trí khoảng 224.000 tỉ, nhưng năm 2014 chúng ta chỉ cân đối được 163.000 tỉ. Như vậy, chúng ta khẳng định là thu không đủ để chi thường xuyên, mà còn phải dành một phần bội chi để trả nợ. Đây là điều cực chẳng đã, bởi chi trả nợ thì không tạo ra giá trị gia tăng gì cả.
Ông Lê Đình Khanh (Hải Dương) hiến kế: "Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, nếu nghĩ chung cho đất nước thì nên co lại, giảm đầu mối các cơ quan Đảng, đoàn thể, Chính phủ. Nếu phát hành thêm trái phiếu Chính phủ thì cần báo cáo Quốc hội từng dự án chi tiết, cụ thể hơn, đại biểu Quốc hội cũng cần giám sát chéo các công trình, nếu chỉ ngồi bàn giấy quyết thì thiếu chính xác".
Đại biểu Võ Thị Dung (TP.HCM) bày tỏ: Chương trình mục tiêu quốc gia: nhiều chương trình không đến được với dân, có đến thì cũng không được bao nhiêu. Chi phí cho hành chính, hội thảo, tập huấn quá nhiều. Nhiều chương trình triển khai mà không màng đến hiệu quả. Có trường hợp lên miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người mà lại đi mở chương trình dạy nghề uốn tóc!
Phải đảo nợ 70.000 tỉ đồng vào năm 2014
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phùng Quốc Hiển cho biết năm 2013, điểm nổi lên đáng chú ý nhất là hụt thu ngân sách. Nếu nói từ thời kỳ đổi mới đến nay thì đây là năm đầu tiên chúng ta không hoàn thành nhiệm vụ thu ngân sách nhà nước mà hụt thu rất lớn, tới 63.000 tỉ đồng. Câu hỏi được đặt ra là không hiểu tại sao GDP tăng 5,4%, chỉ dưới mức chỉ tiêu một chút (5,5%) mà lại hụt thu lớn như thế, vậy chúng ta tính GDP có sát không?
"Tôi thấy rằng vừa qua, với chính sách khoan sức dân, giải quyết khó khăn cho doanh nghiệp, chúng ta thực hiện chính sách miễn, giảm thuế, vì vậy việc huy động GDP cho ngân sách giảm. Trước đây, tỉ lệ thuế, phí huy động vào khoảng 27-28% GDP, năm 2011 còn 21-22%, đến nay chỉ còn 17-18%. Tỉ lệ huy động như vậy là thấp, rất khó đáp ứng nhu cầu chi.
Vì hụt thu nghiêm trọng như vậy nên chúng ta phải giải quyết bằng cách nâng mức bội chi. Trước đây chúng ta bội chi để đầu tư phát triển, nhưng lần này chúng ta phải bội chi để bù hụt thu. Khó khăn cũng khiến chúng ta phải đảo nợ 70.000 tỉ đồng trong năm 2014. Trong năm 2014 đặt mục tiêu tăng trưởng 5,8%, tôi cho rằng là hợp lý, bởi chúng ta vẫn đang phải lấy mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, các đại biểu đã phân tích rằng nếu tăng trưởng dưới 6% thì rất khó cân đối vĩ mô, đặc biệt là cân đối thu ngân sách" - ông Hiển nói.
Đại biểu Trần Du Lịch lo lắng: "Bây giờ đến mức ta phải vay để chi tiêu, vay để trả nợ rồi. Ta không tập trung dòng tiền, mỗi nơi mỗi tự sử dụng. Rồi hễ ngân sách thiếu thì lại đi vay. Ngân hàng thương mại huy động trong dân xong thì đem đi mua trái phiếu chính phủ cho an toàn, còn đâu cho doanh nghiệp vay nữa! Tình hình không phải là bi đát, nhưng do cách chúng ta làm thì không khéo lại rơi vào bi đát".
Ông Vũ Viết Ngoạn (chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia) băn khoăn: Năm nay hụt thu 63.000 tỉ đồng, vì tăng trưởng thấp, doanh nghiệp hết sức khó khăn. Một vấn đề lớn đặt ra là cơ cấu chi đang diễn biến ngày càng không hợp lý, từ năm 2000 đến nay chi đầu tư phát triển tăng 3 lần, trong khi chi thường xuyên tăng 8 lần, điều đó cho thấy bộ máy quá lớn. Ta nhiều lần đặt vấn đề tinh giản biên chế, bây giờ ở vị thế không có lối thoát khác, với tình hình cân đối ngân sách thì không thể nhẹ tay.
"Khu vực nội địa thất thu lớn, chứng tỏ nền kinh tế đang khó khăn lớn, các lĩnh vực khác như xuất nhập khẩu có tăng lên chút đỉnh nhưng không đáng kể, nếu giá dầu giảm thì còn ảnh hưởng mạnh đến thu ngân sách nữa. Có ý kiến nói 30% cán bộ sáng cắp ô đi chiều cắp ô về, ta phải làm rõ chỗ này để có biện pháp" - ông Đặng Thuần Phong (Bến Tre) bức xúc.
Nợ công nhiều hơn con số được công bố
Ông Vũ Viết Ngoạn cho rằng: "Về nợ công, để đảm bảo giới hạn an toàn gồm nhiều yếu tố, vay ngắn hạn hay dài hạn, lãi suất bao nhiêu, nợ công nếu nói dưới 65% GDP là an toàn thì quá đơn giản, nếu cứ tiếp tục đà này thì đến năm 2015 và xa hơn nợ công sẽ là bao nhiêu. Chính phủ phải có kế hoạch ngân sách trung hạn, các nước bên cạnh kế hoạch ngân sách chi tiết từng năm thì đều có cân đối chung trung hạn để làm căn cứ thực hiện".
Theo ông Phùng Quốc Hiển, vấn đề đặt ra hiện nay là phải dự toán thu cho chính xác, thu cho đúng, cho đủ. Ví dụ, thu từ thuế VAT đừng thu quá nhiều lên, rồi lại phải hoàn thuế. Chúng tôi cũng có kiến nghị là phải thu cổ tức của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) bởi DNNN làm kinh tế thì Nhà nước phải được cái gì chứ, lâu nay chúng ta để lại hết cho doanh nghiệp, còn thu bao nhiêu thì Chính phủ sẽ nghiên cứu và trình Quốc hội.
Bên cạnh đó phải cơ cấu lại chi. Riêng chi đầu tư phát triển, theo nguyên tắc thì bố trí đầu tư xây dựng cơ bản phải bằng bội chi, tức là phải bố trí khoảng 224.000 tỉ, nhưng năm 2014 chúng ta chỉ cân đối được 163.000 tỉ. Như vậy, chúng ta khẳng định là thu không đủ để chi thường xuyên, mà còn phải dành một phần bội chi để trả nợ. Đây là điều cực chẳng đã, bởi chi trả nợ thì không tạo ra giá trị gia tăng gì cả.
Ông Lê Đình Khanh (Hải Dương) hiến kế: "Trong bối cảnh ngân sách khó khăn, nếu nghĩ chung cho đất nước thì nên co lại, giảm đầu mối các cơ quan Đảng, đoàn thể, Chính phủ. Nếu phát hành thêm trái phiếu Chính phủ thì cần báo cáo Quốc hội từng dự án chi tiết, cụ thể hơn, đại biểu Quốc hội cũng cần giám sát chéo các công trình, nếu chỉ ngồi bàn giấy quyết thì thiếu chính xác".
Đại biểu Võ Thị Dung (TP.HCM) bày tỏ: Chương trình mục tiêu quốc gia: nhiều chương trình không đến được với dân, có đến thì cũng không được bao nhiêu. Chi phí cho hành chính, hội thảo, tập huấn quá nhiều. Nhiều chương trình triển khai mà không màng đến hiệu quả. Có trường hợp lên miền núi, vùng đồng bào dân tộc ít người mà lại đi mở chương trình dạy nghề uốn tóc!
Nguồn Tuổi trẻ