Ảnh: Reuters.

 
Hà Linh Thứ Năm | 17/10/2019 09:17

Cuộc chiến giành thị phần của các hãng ví điện tử ở Đông Nam Á ngày càng tăng nhiệt

Với mục tiêu phát triển nền kinh tế không tiền mặt, các công ty ví điện tử đang cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần.

Ngay bên cạnh khu tài chính tại TPHCM, hai chục người bán hàng rong trưng bày quảng cáo đầy màu sắc cho ví điện tử được hỗ trợ bởi công ty cổ phần tư nhân Warburg Pincus, công ty tài chính Grab và quỹ tài sản nhà nước GIC của Singapore.  Các quầy hàng bán tất cả mọi thứ, từ súp cua cho tới bánh mì kẹp thịt Việt Nam đều chấp nhận thanh toán qua các ví điện tử của Việt Nam. Điều này đồng nghĩa với việc cho phép người dùng thực hiện chuyển tiền qua điện thoại di động.

Với mục tiêu trở thành nền kinh tế không tiền mặt vào năm 2027 của Việt Nam, các công ty ví điện tử đang cạnh tranh quyết liệt để giành thị phần, tăng thêm lợi nhuận. Và một cuộc chiến giữa các công ty ví điện tử đang diễn ra trên khắp Đông Nam Á.

Tuy nhiên, không phải tất cả các công ty ví điện tử sẽ tồn tại. Theo hãng tư vấn Oliver Wyman, thanh toán di động trong khu vực đang bắt đầu thu hẹp. Dự kiến, mỗi quốc gia sẽ chỉ hỗ trợ 2 ví điện tử lớn.

"Các hãng ví điện tử đã chi một số tiền lớn để thu hút khách hàng và giữ chân khách hàng, với hy vọng khiến họ sử dụng ví thường xuyên hơn trong cuộc sống hàng ngày", ông Duncan Woods, người đứng đầu thực hành kinh doanh ngân hàng và bán lẻ của Oliver Wyman của Châu Á Thái Bình Dương, cho biết.

Tại Đông Nam Á có ít nhất 150 công ty có giấy phép ví điện tử và các công ty bao gồm Grab, Go-Jek, Tencent, Ant Financial, Singapore Telecom, AirAsia và hàng chục các công ty fintech khác.

Grab có kế hoạch đầu tư 500 triệu USD  vào hoạt động kinh doanh tại Việt Nam, với mục tiêu sử dụng vào các khoản thanh toán. Quỹ Softbank và GIC đã đầu tư 300 triệu USD vào ví điện tử của công ty mẹ VNPAY, vào tháng 7/2019. Trước đó, vào tháng 1/2019, ví điện tử Momo cũng đã huy động 100 triệu USD từ Warburg Pincus.

Hàng loạt các cửa hàng nhỏ đang chấp nhận việc thanh toán qua ví điện tử. Ảnh: Reuters
Hàng loạt các cửa hàng nhỏ đang chấp nhận việc thanh toán qua ví điện tử. Ảnh: Reuters

Một số công ty đang sử dụng tiền mặt để xây dựng quy mô, một số khác thì mở rộng thị phần thông qua mua bán, sáp nhập nhằm mục tiêu thống lĩnh thị trường thanh toán di động được dự báo sẽ đạt 109 tỷ USD vào năm 2025.

Dưới sự hậu thuẫn của Softbank, Grab đang đàm phán để hợp nhất OVO và DANA (được Ant Financial của Alibaba hậu thuẫn), hai trong số 5 công ty ví điện tử lớn nhất Indonesia, nhằm gia tăng sức mạnh để cạnh tranh với Gojek.

Tại Việt Nam, ví điện tử Vimo đã sáp nhập với công ty xử lý thanh toán mPOS và đổi tên thành NextPay vào tháng 6/2019 - và lên kế hoạch huy động khoảng 30 triệu USD nhằm mở rộng thị trường.

Ông Nguyễn Hữu Tuất, giám đốc điều hành của NextPaycho biết: "Chúng tôi hy vọng sẽ có mặt trên khắp Việt Nam và giành được 50% thị trường với 300.000 điểm chấp nhận thanh toán  vào năm 2023 từ mức 60.000 thương nhân trong hiện tại".

Một số ví khác, đơn cử như liên doanh Moca và Grab chào mời người dùng mức chiết khấu lên tới 30% khi sử dụng.

"Việc hợp nhất ví điện tử ở cấp khu vực và địa phương là điều rất hợp với xu hướng, khi các sản phẩm trưởng thành và người tiêu dùng chuyển sang những người cung cấp nhiều dịch vụ nhất", theo ông Phil Philfordford, tổng giám đốc APAC tại công ty Fintech FIS.

Các công ty lớn nhất trong khu vực, như Grab và Go-Jek, đang cố gắng trở thành phương thức thanh toán chính để giữ chân người tiêu dùng vào mạng lưới của mình, và cung cấp cho họ các dịch vụ khác nữa, một mô hình mà Alibaba và Tencent đang tiên phong ở Trung Quốc.

Những người khác đã tìm cách sử dụng ví điện tử như một tiện ích bổ sung cho các mảng kinh doanh hiện tại của họ. Người dùng ví điện tử BigPay của Air Asia có thể nhận được phần thưởng du lịch của AirAsia bằng cách sử dụng ví này. BigPay cũng được kỳ vọng trở thành phương thức thanh toán phổ biến với người dùng.

Tencent và Alibaba và các chi nhánh của hai hãng này chủ yếu tập trung vào khách du lịch Trung Quốc, những người sẽ sử dụng ví của họ khi đến Đông Nam Á và họ cũng từng đầu tư vào ví ở hầu hết các thị trường trong khu vực.

Nói về sự cạnh tranh, ông Aldi Haryopratomo, CEO của Go-Pay, nền tảng thanh toán của công ty cho biết: "Go-Jek không lo lắng về sự cạnh tranh từ các công ty ví điện tử khác",

"Sau khi là nhà cung cấp dịch vụ thanh toán kết nối tài xế với ngân hàng, chúng tôi có thể đạt mức biên lợi nhuận cần thiết. Và nếu bạn luôn nghĩ về sự cạnh tranh và mối đe dọa từ các ngân hàng, thì bạn có thể đang nhận định rằng miếng bánh thị phần đã cố định", ông Haryopratomo nói. "Nhưng tại Indonesia, miếng bánh đó đang ngày một lớn hơn", ông chia sẻ.

►Thẻ tín dụng đang thất thế trong cuộc đua thanh toán không tiền mặt ở châu Á

Việt Nam đi tiên phong về thanh toán phi tiền mặt ở Đông Nam Á

Thanh toán di động sẽ nhanh chóng bùng nổ và phổ cập tại Việt Nam

Nguồn Reuters