Thứ Hai | 08/12/2014 06:13

Cửa hàng vàng Hong Kong thất thu do Trung Quốc chống tham nhũng

Doanh số bán vàng của cửa hàng Wo Shing Goldsmith giảm 20% so với năm 2013.

Nhiều năm qua, Wo Shing Goldmith thường xuyên đón người mua vàng từ Trung Quốc lục địa và cao điểm là thời gian cuối năm. Nhưng năm nay số người mua sắm đang ngày một ít khi do cuộc chiến chống tham nhũng của chính quyền Bắc Kinh làm giảm chi tiêu.

Giá vàng năm ngoái đột ngột giảm mạnh làm tăng nhu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc. Năm 213, chúng tôi có một năm làm ăn tốt, Cheung Wai Nam, 68 tuổi, chủ cửa hàng Wo Shing, cho biết, nhưng năm nay, nhu cầu giảm mạnh.

Cửa hàng Wo Shing, mở cửa vào năm 1892 tại Yau Ma Tei, khu vực mua sắm ở Kowloon, trưng bày rất nhiều trang sức vàng và một hầm vàng trông có vẻ cổ xưa ở phía sau. Cửa hàng này, ngay sát cửa hàng thủy sản khô trên một con phố bận rộn, chủ yếu giao dịch các loại trang sức như nhẫn, vòng tay và vòng cổ.

Nhiều năm qua, Wo Shing Goldmith thường xuyên đón người mua vàng từ Trung Quốc lục địa và cao điểm là thời gian cuối năm.
Nhiều năm qua, Wo Shing Goldmith thường xuyên đón người mua vàng từ Trung Quốc lục địa và cao điểm là thời gian cuối năm.

Ông Cheung cho biết, doanh số bán đến nay giảm 20% so với năm ngoái và những doanh số những món đắt tiền giảm mạnh nhất. Đây thực sự là một thay đổi so với năm 2013 khi giá cả “không thành vấn đề miễn là trang sức được làm bằng vàng.

Nhu cầu tại Hong Kong giảm ảnh hưởng nghiêm trọng đến giá vàng. Hong Kong là trung tâm thương mại đối với Trung Quốc, nước tiêu dùng lớn nhất thế giới. Người tiêu dùng thường tăng mua vào cuối tháng 11 để làm quà tặng trong dịp Tết vào đầu năm tới.

Quà tặng thường ở dạng vàng miếng, trang sức và thậm chí ở dạng tượng các nhân vật Trung Hoa. Nhưng chiến dịch kiểm soát quà tặng bằng vàng bắt đầu hồi đầu năm nay – một phần trong chiến dịch chống tham nhũng – đã khiến nhu cầu giảm mạnh, theo giới phân tích.

Theo báo cáo vàng quý III/2014 của Hội đồng Vàng Thế giới (WGC), người tiêu dùng Trung Quốc đang tăng mua trang sức vàng 18-carat thay vì nhẫn và vòng cổ vàng 24-carat. Sự dịch chuyển này một phần do kết quả của chiến dịch chống tham nhũng. Trang sức vàng 18 carat được người tiêu dùng mua để đeo trong khi trang sức vàng 24 carat được coi là khoản đầu tư tài chính.

Nhu cầu vàng của Trung Quốc được dự đoán không vượt quá 850-950 tấn trong năm nay so với mức kỷ lục hơn 1.000 tấn năm 2013. Tính đến thời điểm hiện tại năm nay, nhu cầu vàng của Trung Quốc giảm 39% so với năm ngoái, theo WGC.

Do nhu cầu giảm, giá vàng tại Trung Quốc, thường cao hơn giá quốc tế 3-5 USD/ounce, đã giảm mạnh hồi đầu tháng 11. Sức mua tăng nhẹ sau đó, và hiện chênh lệch giữa giá nội địa Trung Quốc và quốc tế đứng ở 1-2 USD/ounce.

Người dân tìm mua trang sức vàng tại Mongkok, Hong Kong.
Người dân tìm mua trang sức vàng tại Mong Kok, Hong Kong.

Giá vàng chạm 1.138,24 USD/ounce, thấp nhất 4,5 năm qua vào đầu tháng 11. Chiều 1/12 giá vàng tại Hong Kong đạt 1.151 USD/ounce, chịu áp lực khi cử tri Thụy Sĩ bác đề xuất nâng tỷ lệ dự trữ vàng.

Anita Limbu, nhà quản lý tại chuỗi trang sức quốc tế Indra Baraha Jewellery trụ sở tại Hong Kong, cho biết, sự biến động giá cả đã làm giảm nhu cầu vàng khi người tiêu dùng hy vọng giá sẽ giảm hơn nữa.

Kevin Yu, thợ kim hoàn tại khu vực Mong Kok, cho biết, cuộc biểu tình tại Hong Kong cũng đang ảnh hưởng tiêu cực đến nhu cầu vàng.

Chow Tai Fook Jewellery Group Ltd, một trong những nhà chế tác trang sức lớn nhất thế giới, đã đóng cửa 1/3 số cửa hảng trong các cuộc biểu tình hồi đầu tháng 10, và mới công bố doanh thu của các cửa hàng này trong tháng 10 tại Hong Kong giảm 24% so với cùng kỳ năm ngoái.

Nguồn DVO/WSJ