CTCK muốn giảm tiếp T+3
Mở đầu cuộc đối thoại giữa lãnh đạo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK), Trung tâm Lưu ký chứngkhoán (VSD) và Sở GDCK Hà Nội tại Hội nghị thành viên TTCK cuối tuần qua, ông Nguyễn Hoàng Giang,Tổng giám đốc CTCK VNDirect nêu câu hỏi: TTCK Việt Nam có thể giảm tiếp thời gian thanh toán T+3,để tăng thanh khoản, tăng khả năng luân chuyển vốn trên thị trường?
Câu hỏi này cũng là điều quan tâm chung của nhiều CTCK sau hơn 1 năm, TTCK Việt Nam giảm được thờigian thanh toán từ chiều T+3 xuống sáng T+3, cho phép nhà đầu tư được bán chứng khoán ngay ngàyT+3, thay vì phải chờ đến T+4 như trước đây.
Thừa nhận đề xuất giảm thời gian thanh toán T+3 là nhu cầu chính đáng của thành viên TTCK, nhưngông Dương Ngọc Tuấn, Phó tổng giám đốc VSD chia sẻ, cần phải có sự chuẩn bị kỹ lưỡng về nhiều mặt,mới có thể thực hiện được.
Theo ông Tuấn, giảm thời gian thanh toán là giải pháp căn cơ và mục tiêu của tất cả các TTCK vàTTCK Việt Nam cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, ngay tại Mỹ, nơi có TTCK được coi là phát triển vàlâu đời nhất trên thế giới, mục tiêu giảm thời gian giao dịch về T+1 đã được đặt ra từ năm 2005,nhưng đến nay vẫn chưa thực hiện được.
Bên cạnh đó, theo khuôn khổ chuẩn mực thanh toán quốc tế, thì thời gian thanh toán chứng khoán vẫnđược khuyến nghị là tối đa T+3, bản cập nhật năm 2013 còn nguyên giá trị và Việt Nam vẫn đang tuânthủ theo đúng chuẩn mực này.
Thực tế, từ tháng 9/2012, sau nhiều nỗ lực để đạt được sự thống nhất của các thành viên giao dịch(CTCK, ngân hàng lưu ký…), UBCK, VSD đã áp dụng quy trình thanh toán mới, theo đó bước thanh toáncuối cùng là sáng T+3, đến chiều T+3 là chứng khoán được quyền bán. Với quy trình này, CTCK có hơn2 ngày để thực hiện nghĩa vụ thanh toán cho các giao dịch mua, bán chứng khoán thông qua ngân hàngchỉ định thanh toán.
Dù vậy, bên cạnh các thành viên giao dịch (CTCK) tuân thủ nghĩa vụ thanh toán đúng hạn, cũng vẫncòn những thành viên không thực hiện đúng quy trình này, gây áp lực cho nhà quản lý trong việc đảmbảo nghĩa vụ thanh toán chung trên toàn thị trường.
Nhiều văn bản nhắc nhở công khai các thành viên vi phạm đã được ban hành, nhằm mục đích buộc cácCTCK tuân thủ đúng nghĩa vụ. Tuy nhiên, thực tế, bản thân các CTCK cũng có lúc bị động, do tiềnchuyển qua hệ thống ngân hàng, trục trặc xảy ra nằm ngoài tầm kiểm soát.
Để giảm tiếp thời gian thanh toán xuống dưới T+3, theo VSD, đòi hỏi sự phối hợp và đồng bộ củanhiều chủ thể, không chỉ phụ thuộc vào ý chí chủ quan của ngành chứng khoán hay các CTCK. Trong lúcnày, nếu "ép" thêm các CTCK phải hoàn tất thanh toán trước sáng T+3, tức là chuyển tiền ngay T+1hoặc T+2, liệu tất cả các CTCK có tuân thủ được không? Đó là chưa kể những rủi ro phát sinh trongviệc chuyển tiền qua hệ thống ngân hàng và những lỗi giao dịch cần thời gian cho CTCK sửa lỗi,trước khi hoàn tất nghĩa vụ thanh toán giao dịch.
Thực ra, câu hỏi TTCK quan tâm nhất là làm thế nào để chứng khoán mua xong, được giao dịch ngay,như thông lệ tại các TTCK tiên tiến khác.
Ông Nguyễn Văn Mạnh, Phó tổng giám đốc CTCK Maybank KimEng thắc mắc, tại nhiều TTCK, người muachứng khoán xong là được bán luôn. Bản thân Công ty ông cũng như nhiều CTCK và nhà đầu tư khác, đãtừng kiến nghị cơ quan quản lý cho phép bán ngày T+1, nhưng đến nay, người mua chứng khoán vẫn phảichờ chiều T+3 mới được quyền bán chứng khoán. Vậy nếu quy trình thanh toán không thể rút ngắn dướiT+3, thì quy trình giao dịch có thể rút ngắn xuống T+1, T+2 hay T+0 được không?
Theo VSD, việc cho phép giao dịch T+0 hay T+1, thuộc về cơ chế giao dịch, chứ không phải là cơ chếthanh toán. Theo đó, cơ chế giao dịch phụ thuộc vào chính sách hơn là hệ thống, nhưng để ra đượcchính sách này, cần phải cân nhắc rất kỹ về các rủi ro phát sinh.
Cụ thể, khi thời gian thanh toán là T+3, nếu cho phép bán chứng khoán ngày T+0 hoặc T+1, tức là bánchứng khoán khi chưa về tài khoản, có thể coi là một loại bán khống. Tại châu Âu, quy trình bánchứng khoán ngày T+0 đã được áp dụng nhiều năm trước, nhưng khi cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầunăm 2008 nổ ra, các nhà quản lý tại đây đã phải nhìn nhận lại và có xu hướng thắt chặt việc bánkhống. Thực tế, TTCK châu Âu đang tìm cách hạn chế hình thức bán chứng khoán khi chưa về đến tàikhoản của nhà đầu tư.
Ở những TTCK phát triển mạnh, việc bán khống còn phải suy nghĩ lại thì tại TTCK Việt Nam, một thịtrường mới nổi, tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong khi ý thức cũng như khả năng tuân thủ nghĩa vụ thanhtoán của một số thành viên còn hạn chế có nên tính ngay đến việc bán khống hay không? Lãnh đạo VSDcho rằng, cần có hướng tiếp cận căn cơ hơn với ý tưởng này, bởi mục tiêu quan trọng nhất là phảigiữ được TTCK vận hành an toàn, giao dịch thông suốt.
Cũng theo VSD, để rút ngắn thời gian giao dịch, đòi hỏi nhiều giải pháp, theo đó, TTCK phải có cáccơ chế phòng ngừa rủi ro đồng bộ, đầy đủ. Hiện nay, VSD đang xây dựng cơ chế bảo lãnh thanh toánthông qua đối tác thanh toán trung tâm (CCP) theo hướng có một chủ thể đảm nhận vai trò bù trừthanh toán. CCP sẽ thực hiện nhiều biện pháp để phòng ngừa rủi ro cho chính mình và thị trường,trong đó có việc đặt ra tiêu chuẩn cao để trở thành thành viên CCP. Dự kiến, cơ chế CCP sẽ được VSDthống nhất và trình UBCK trong thời gian ngắn tới.
Cùng với CCP, VSD đã dự thảo cơ chế vay và cho vay chứng khoán (SBL). Cơ chế này ra đời nhằm 2 mụcđích: hỗ trợ việc vay và cho vay chứng khoán giữa các thành viên trong trường hợp các thành viênthiếu hụt chứng khoán, hoặc cần chứng khoán để sửa lỗi. Thứ hai là cho phép các thành viên lập quỹ(AP) thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến quỹ ETF.
VSD sẽ đóng vai trò như bên trung gian vận hành hệ thống, giúp các bên tìm kiếm nhau, đồng thờiquản lý tài sản thế chấp để đảm bảo nghĩa vụ thanh toán của bên đi vay. Hiện tại, cả 2 cơ chế nàyđang được VSD xây dựng, để chuẩn bị bước nền cho sản phẩm mới ETF và chuẩn bị cho việc triển khaithị trường phái sinh.
TTCK Việt Nam mới qua 13 năm hoạt động, dù muốn cũng không thể bước nhanh như các TTCK phát triểnkhác, buộc phải bước một cách chắc chắn trên khả năng của các chủ thể tham gia thịtrường.
Nguồn Đầu tư Chứng khoán