Thứ Năm | 12/09/2013 19:56

Công ty con của Vinalines IPO thành công bất ngờ

Sáng nay, trên 4,04 triệu cổ phần của Cảng Quy Nhơn được bán hết với giá bình quân 12.792 đồng/cổ phần.
Sáng nay (12/9), trên 4,04 triệu cổ phần của Công ty TNHH Một thành viên Cảng Quy Nhơn thuộc Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines) được bán hết với giá bình quân 12.792 đồng/cổ phần.

Đợt đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng (IPO) của Cảng Quy Nhơn thu hút chú ý bất ngờ. Đã có tới trên 9,05 triệu cổ phần được đặt mua, gấp hơn 2 lần khối lượng chào bán. Giá khởi điểm cũng được ấn định khá cao, mức 12.000 đồng/cổ phần.

Theo thông tin từ HNX, đã có 100 nhà đầu tư đăng ký tham gia đấu giá, trong đó có 4 tổ chức và 96 cá nhân.

Cảng Quy Nhơn được Vinalines lựa chọn là đơn vị đầu tiên để thực hiện cổ phần hóa trong hệ thống cảng biển của Vinalines với phương án Vinalines nắm giữ 75% vốn điều lệ. Số lượng cổ phần IPO lần này tương đương 10% vốn của Cảng Quy Nhơn. Doanh nghiệp sẽ bán tiếp 10% cho nhà đầu tư chiến lược theo giá đấu thành công hôm nay.

Công ty TNHH một thành viên Cảng Quy Nhơn là một trong những cảng tổng hợp quốc gia, đầu mối khu vực (loại 1) của nhóm cảng biển Nam Trung bộ với hệ thống 20.960 kho, 12.000 m3 bãi, 48.000 m2 bãi chứa container, trên 306.568 m2 mặt bằng; 6 cầu tàu với tổng chiều dài 824m, hàng trăm thiết bị, phương tiện, công cụ xếp dỡ hiện đại có thể tiếp nhận tàu trọng tải 30.000 DWT với tần suất bình thường, tàu 50.000 DWT giảm tải ra vào làm hàng 24/24h.

Tổng doanh thu năm 2011 của Cảng Quy Nhơn đạt 336 tỷ đồng, năm 2012 đạt hơn 410 tỷ đồng. Lợi nhuận năm 2011 đạt 14 tỷ đồng; năm 2012 đạt hơn 15 tỷ đồng.

Đối với việc thành lập chi nhánh và ngân hàng 100% vốn ở nước ngoài, Thông tư 21 bổ sung một điều kiện là NHTM phải có tổng tài sản có tối thiểu là 100.000 tỷ VND theo báo cáo tài chính hợp nhất được kiểm toán tại thời điểm 31/12 của năm trước liền kề năm đề nghị.

Nhìn chung, trong 2 năm gần đây, NHNN đã không ngừng nỗ lực hoàn thiện về thể chế hoạt động tiền tệ - ngân hàng, kịp thời ban hành nhiều văn bản và tiến hành những biện pháp cụ thể để xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình tái cơ cấu của hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam, phù hợp với yêu cầu về quản lý nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng, góp phần củng cố và hoàn thiện môi trường pháp lý tại Việt Nam theo hướng phù hợp dần với các thông lệ và chuẩn mực quốc tế.

Nguồn Vneconomy


Sự kiện