Có thể thưởng 10 tỷ đồng cho người chống tham nhũng
Quan tâm đến thiệt hại của người tố cáo
Có thể nói những người đứng ra tố cáo tham nhũng ngoài việc đốidiện với những nguy hiểm từ việc có thể bị trả thù, thì việc tốn kém của họ ít được biết đến. Nhữngkhó khăn, vất vả, tốn kém của người đứng ra tố cáo tham nhũng đã được các đại biểu Quốc hội kháiquát thành câu hỏi chất vấn người đứng đầu Thanh tra Chính phủ tại phiên chất vấn của Quốc hội tuầntrước.
Đại biểu Nguyễn Ngọc Phương (Quảng Bình) đã đề nghị trong các vănbản ban hành sắp tới cần lưu ý về đền bù thiệt hại cho người đứng ra tố cáo tiêu cực, tham nhũngnhư thế nào. Bởi để làm được việc đó người ta có thể phải chi phí hàng chục triệu đồng, nhưng hiệnvẫn chưa có một văn bản nào quy định vấn đề đền bù, hỗ trợ cho người tố cáo đúng.
ĐB Trương Văn Vở (Đồng Nai) nêu:"Vì sao Thanh tra Chính phủchậm tham mưu Chính phủ ban hành quy định hướng dẫn việc bảo vệ, biểu dương, khen thưởng người tốgiác tội phạm, việc xử lý các hành vi trả thù người tố giác tội phạm, tố cáo tham nhũng?".
Trước câu hỏi trên, Tổng Thanh tra Chính phủ Huỳnh Phong Tranhthẳng thắn xin tiếp thu ý kiến. Ông Tranh cho rằng, trong thời gian vừa qua các quy định của LuậtTố cáo, các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng chưa đề cập việc này.
Thời gian sắp tới, với chức năng là cơ quan quản lý nhà nước vềphòng, chống tham nhũng, Thanh tra Chính phủ sẽ nghiên cứu để cụ thể hóa Luật Phòng, chống thamnhũng cũng như Luật Tố cáo trong thực hiện việc này.
"Việc khen thưởng đang dự thảo thông tư liên tịch để hướng dẫn, mứckhen thưởng có thể dự kiến theo tỷ lệ tài sản do đối tượng tham nhũng gây ra bị phát hiện, nhưngmức tối đa chúng tôi dự kiến tới đây sẽ xin ý kiến các cơ quan lãnh đạo, các cơ quan chức năng, đặcbiệt là Chính phủ và Ban chỉ đạo phòng chống tham nhũng T.Ư mức thưởng có thể lên tới 10 tỷ đồng" -Tổng thanh tra Chính phủ nhấn mạnh.
Mua tin báo tham nhũng có hiệu quả
Việc mua tin báo tham nhũng hiện nay ngoài Ban Nội chính T.Ư đã cóthêm tỉnh Lâm Đồng thực hiện. Mức mua tin có giá từ 500.000 đến 10 triệu đồng. Theo ông Nguyễn DoãnKhánh - Phó Ban Nội chính T.Ư thì trong hướng dẫn cho các Ban Nội chính ở các địa phương thì hàngnăm phải xây dựng kế hoạch chi và kế hoạch này sẽ được Thường trực Tỉnh ủy của các địa phương cânđối vào ngân sách, thậm chí có thể được Thường vụ của cấp ủy ở đó duyệt đưa vào kế hoạch chi.
Một tin cao nhất chi không được quá 10 triệu đồng. Như vậy tiền muatin là từ nguồn ngân sách và nằm trong kế hoạch ngân sách hàng năm.
Ông Khánh cho biết thêm, việc mua tin vừa qua của Ban Nội chính T.Ưđã thực sự phát huy hiệu quả. Việc mua các tin này góp phần làm sáng tỏ nhiều vụ án, trong đó cónhững vụ án lớn được dư luận xã hội quan tâm như vụ Vinalines, Dương Chí Dũng.
Trước đề xuất người báo tin được hưởng phần trăm phải theo tỷ lệtài sản tham nhũng được thu hồi, ông Nguyễn Doãn Khánh nhìn nhận: Giả sử cho phép thành lập quỹphòng chống tham nhũng trên cơ sở trích phần trăm từ tài sản công thu hồi được do việc phòng chốngtham nhũng đem lại để vừa hỗ trợ mua sắm trang thiết bị cho đội ngũ trực tiếp hoạt động và chi phícho việc mua tin thì chắc chắn hiệu quả sẽ tốt hơn.
Tuy nhiên có một thực tế cần phải được nhìn nhận dù tham nhũng pháthiện từ nguồn nào thì việc xử lý tài sản là thấp. Như báo cáo sơ kết của Ban chỉ đạo Phòng chốngtham nhũng T.Ư, tỷ lệ thu hồi tài sản phát hiện do tham nhũng chỉ được khoảng 12 - 15%.
Nguồn Dân Việt