VTC
Cơ sở nào để Uber khởi kiện Cục Thuế TP.HCM?
Tháng 9 2017, sau khi thanh tra, Cục Thuế TP.HCM ra quyết định phạt vi phạm hành chính về thuế và truy thu số tiền thuế lên đến 66,68 tỷ đồng. Nhưng Uber sau đó đã trì hoãn nghĩa vụ và khiếu nại lên Tổng cục Thuế và Bộ Tài chính với lý do hãng này không phải đóng thuế theo hiệp định chống đánh thuế 2 lần giữa Hà Lan và Việt Nam. Tuy nhiên, Bộ tài chính đã bác khiếu nại này của Uber.
Sau đó, Cục Thuế đã ra tối hậu thư yêu cầu Uber nộp khoản thuế trên trong vòng 10 ngày. Hết thời hạn, Uber chỉ nộp số tiền thuế 13,3 tỷ đồng. Và sau đó thì Cục thuế TPHCM đã gửi văn bản đến 5 ngân hàng nhằm cưỡng chế tài khoản của Uber và dự kiến sẽ thu hồi đầy đủ số tiền trên trong tuần từ ngày 1-10.1.2018. Ngày 29/12, Cục Thuế TP.HCM đã nhận được quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời của Tòa án nhân dân TP.HCM. Nội dung quyết định cho biết, sau khi xem xét đơn yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đình chỉ việc thi hành quyết định hành chính của Uber, là người khởi kiện trong vụ án khiếu kiện quyết định hành chính với Cục Thuế TP.HCM.
Cơ sở nào để Uber khởi kiện Cục thuế TP.HCM?
Theo VTV, ông Nguyễn Nam Bình, Phó Cục trưởng Cục thuế TP.HCM, đã trả lời rằng: “Uber có khiếu kiện liên quan đến những khoản thuế truy thu mà Cục thuế TP.HCM đã truy thu sau thanh tra”. Đây là lần đầu tiên có một công ty quốc tế kiện Cục thuế ra tòa. Ông Bình khẳng định: “Cục thuế TP.HCM đã làm đúng những hướng dẫn của Bộ tài chính đối với nghĩa vụ và trách nhiệm của Uber trong thời gian thí điểm hoạt động của mình ở Việt Nam”. Hiện Cục Thuế đang chuẩn bị hồ sơ pháp lý cho vụ kiện và đồng thời cũng báo cáo cho Bộ Tài chính và Tổng cục Thuế để hỗ trợ cho Cục thuế TP.HCM về các mặt cở sơ pháp lý và củng cố hồ sơ cho phiên tòa sắp tới.
Cục trưởng Cục Thuế TP.HCM Trần Ngọc Tâm cũng khẳng định với báo chí rằng Cục Thuế TP.HCM đã làm đúng luật vì vậy mới ra quyết định cưỡng chế tài khoản Uber.
Nguồn Tổng hợp