Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc trả lời chất vấn tại phiên họp Quốc hội sáng 8/6. Ảnh: Bộ Tài chính.

 
Việt Hà Thứ Hai | 13/06/2022 15:24

Cổ phần hóa “nghẽn” do đâu?

Vấn đề cổ phần hoá, thoái vốn tại các doanh nghiệp Nhà nước là một trong những nội dung đang được quan tâm.

Ngày 8/6, những nội dung liên quan đến cổ phần, thoái vốn các doanh nghiệp Nhà nước đã được đưa ra thảo luận tại phiên trả lời chất vấn trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc. 

Trả lời chất vấn, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc cho biết, sắp xếp nhà đất là một trong những nút thắt của cổ phần hóa, doanh nghiệp cổ phần hóa, thoái vốn có quy mô lớn, sở hữu nhiều đất đai. Theo đó, khi trình phương án sắp xếp tài sản công, Ủy ban Nhân dân các tỉnh được giao thẩm quyền phê duyệt phương án, nhưng việc này triển khai rất chậm. 

Hình ảnh minh họa: Quý Hòa.
Hình ảnh minh họa: Quý Hòa.

Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng lớn đến tình hình thị trường tài chính, chứng khoán trong nước và khu vực, ảnh hưởng đến công tác xác định giá trị doanh nghiệp, lập phương án sử dụng đất để thực hiện cổ phần hóa, triển khai công tác đấu giá phần vốn Nhà nước theo quy định. Việc tính giá đất không sát giá thị trường tạo ra thất thoát, tài sản Nhà nước, chuyển sang tài sản tư nhân.

Do đó, giải pháp trong thời gian tới là việc chuyển mục đích sử dụng đất, doanh nghiệp sau cổ phần hóa phải tuân thủ quy hoạch, bảo đảm điều kiện, trình tự, thủ tục đấu giá quyền sử dụng đất theo quy định. Kiên quyết thu hồi đất theo quy định của pháp luật đối với các trường hợp vi phạm.

 

Về thực trạng cổ phẩn hóa và thoái vốn doanh nghiệp Nhà nước rất chậm, Bộ trưởng Bộ Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết vướng mắc nhất là xác định giá trị doanh nghiệp và phương án sử dụng đất. Bên cạnh đó, rủi ro pháp lý cao nên các cơ quan chủ quản ngại phê duyệt phương án, các doanh nghiệp quyết tâm không cao nên tình hình “dậm chân tại chỗ”.

Về trách nhiệm của các cơ quan trong vấn đề này, Bộ trưởng Bộ Tài chính làm rõ, Chính phủ giao cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp theo dõi; Bộ Tài chính được giao theo dõi cổ phần hóa và phối hợp các cơ quan hỗ trợ doanh nghiệp; còn trực tiếp thực hiện là doanh nghiệp và cơ quan đại diện vốn chủ sở hữu.

Trước các nút thắt về mặt pháp lý cần được hoàn thiện đảm bảo cho vấn đề cổ phần hóa, Bộ trưởng cho rằng phải có 1 mục tiêu hay nguyên tắc để thực hiện vấn đề cổ phần hóa theo hướng đối với những doanh nghiệp dưới 5% vốn của Nhà nước nên cổ phần hóa hết, để các doanh nghiệp ngoài Nhà nước thực hiện sản xuất, kinh doanh chủ động, nếu Nhà nước tham gia vốn thì Nhà nước phải điều hành được. Đối với những doanh nghiệp quản trị tốt, làm ăn tốt, giải quyết được việc làm, giữ được vai trò điều tiết cho các nền kinh tế thì nên giữ và nên tăng cường năng lực hoạt động. Đồng thời, trong quá trình cổ phần hóa, cần quản lý chặt chẽ đất đai...

Liên quan đến ý kiến thu từ cổ phần hóa còn thấp, Bộ trưởng cho biết: “Kết quả này thể hiện sự chưa quyết tâm, chưa trách nhiệm của các doanh nghiệp, các cơ quan chủ sở hữu trong thúc đẩy cổ phần hóa, còn vướng mắc trong sự phối hợp, nên phương án cổ phần hóa không được phê duyệt, không lên sàn và bán được, dẫn tới thu ngân sách thấp hơn dự toán”.

Có thể bạn quan tâm 

Biến động mạnh trên thị trường sẽ mang lại cơ hội