Thứ Hai | 14/01/2013 07:08

"Có ngân hàng nợ xấu có thể lên tới 60%"

Chuyên gia kinh tế Phạm Kinh Luân khẳng định, có những ngân hàng chỉ nói 10% hoặc 15% nợ xấu nhưng thực tế lại có thể là 60%.
Chuyên gia phân tích tài chính độc lập Phạm Kinh Luân khi đã có trao đổi với báo chí về vấn đề nợ xấu và lợi nhuận ngân hàng 2012.
Những ngân hàng "nhóm 1" trong năm 2012 thì mức lợi nhuận như thế nào, thưa ông?

Những ngân hàng nằm ở top trên thì có những ngân hàng thỏa mãn, có những ngân hàng gặp sự cố, có những ngân hàng sát nhập thêm hoặc điều chỉnh lại. Với những biến động như vậy thì lợi nhuận chắc chắn sẽ không giống nhau và tùy theo mức độ ảnh hưởng giữa các yếu tố khác nhau.

Lợi nhuận của các ngân hàng còn khác nhau bởi biến động của giá vàng do tham gia bán vàng hay không và việc trích lập dự phòng rủi ro ra sao.
Những ngân hàng nhỏ và vừa thì lợi nhuận 2012 có điều kiện gì đáng khả quan hay không và vì sao?

Đối với ngân hàng nhỏ và vừa khi tăng trưởng tín dụng không cẩn thận để cho vay mà người vay là cổ đông của chính ngân hàng đó thì vấn đề còn tệ hại hơn. Không ít ngân hàng tăng vốn rất nhanh nhưng quản trị rủi ro rất kém sẽ tạo nên gánh nặng.

Có những ngân hàng chỉ nói 10% hoặc 15% nợ xấu nhưng thực tế lại có thể là 60%, tất cả những điều đó đối với ngân hàng nhỏ có thể là rất kém nếu không nói là lỗ.
Còn về mức độ của những ngân hàng đang trong diện tái cơ cấu thì sao thưa ông?

Ngân hàng phải tái cơ cấu đơn thuần không chỉ là lỗ, vấn đề là lợi nhuận, vấn đề toàn bộ cấu trúc của nó cho nên phải tái cấu trúc mà đã tái cấu trúc là yếu kém thì phải kiểm soát rất chặt chẽ hầu như không được cho vay mà chỉ thu nợ.

Khi bản thân các ngân hàng tự đánh giá, hoặc qua kiểm toán đánh giá thì đó là theo điều kiện bình thường nhưng nếu mà qua thanh tra giám sát hoặc đánh giá đặc biệt theo trường hợp nếu không thu được vốn. Ví dụ như trong trường hợp của Habubank đầu tiên là lỗ không nhiều nhưng chuẩn bị sát nhập thì đánh giá lại. Báo cáo thanh tra đặc biệt là trong trường hợp nếu trích lập dự phòng 10% thì mất hết vốn.
Theo đánh giá của ông thì mức độ lợi nhuận của lĩnh vực ngân hàng có gì khác so với mức độ của các lĩnh vực khác không?
So sánh tổng thể thì lượng cổ phiếu của các ngân hàng không phải là ít, không phải là lợi nhuận cao nhất trong thị trường, cũng không phải là kém mà nó nằm đâu đó chếch chếch phía trên, chính vì lí do đó mà cổ phiếu ngành ngân hàng tăng vượt định mức, do vậy nó cũng thực hiện lợi nhuận của ngân hàng không phải là kém.

Một ví dụ thể hiện sự không kém đó là ngân hàng nhà nước trước khi trả cổ tức bằng tiền mặt thì phải trích lập đầy đủ, phải có báo cáo trước 15 ngày để nhà nước có cho phép đồng ý hay không. Ví dụ như Vietcom bank công bố thưởng 2 tháng lương vậy chứng tỏ phải có lãi và những ngân hàng đó ổn định dần dần.

Cảm ơn ông!

Nguồn VietQ


Sự kiện