Thứ Năm | 02/05/2013 08:46
Cơ hội nào cho thị trường chứng khoán trong tháng 5?
Kể từ khi giao dịch phiên đầu tiên vào ngày 28/7/2000, giai đoạn tháng 5 hàng năm, thị trường chứng khoán đã có 8 lần giảm điểm và 3 lần tăng điểm.
Sau giai đoạn tăng điểm chủ yếu nhờ thông tin về chính sách hỗ trợ thị trường của cơ quan quản lý, thị trường chứng khoán (TTCK) điều chỉnh giảm trong tháng 4, với thanh khoản yếu dần, kéo nhà đầu tư trở về với thực tại là bức tranh nền kinh tế còn nhiều gam màu xám. Cơ hội nào cho TTCK trong tháng 5?
Ông Phan Dũng Khánh, Trưởng phòng Tư vấn Đầu tư, công ty cổ phần Chứng khoán Maybank Kim Eng vừa đưa ra nhận định về cơ hội cho TTCK trong tháng 5.
Nhìn lại lịch sử
Kể từ khi TTCK giao dịch phiên đầu tiên vào ngày 28/7/2000, giai đoạn tháng 5 hàng năm, TTCK đã có 8 lần giảm điểm và 3 lần tăng điểm. Như vậy, lịch sử đứng về phía thị trường giảm điểm trong tháng 5 năm nhiều hơn là tăng điểm.
Bên cạnh đó, sau giai đoạn tăng mạnh kể từ cuối năm 2012 đến tháng 3/2013, nhiều nhà đầu tư lớn có động thái bán ra chốt lời, khiến TTCK điều chỉnh giảm. Nhiều khả năng, dòng tiền lớn chỉ có thể quay lại khi giá cổ phiếu đã giảm tương đối.
Ngoài ra, trong đại hội cổ đông năm nay, rất nhiều doanh nghiệp đưa ra kế hoạch kinh doanh khiêm tốn, càng khiến dòng tiền của các nhà đầu tư có lý do chờ đợi thêm, đồng thời chờ luôn độ “ngấm” của các chính sách thật sự tác động tích cực vào doanh nghiệp và thị trường.
Cơ hội tiềm ẩn
Mặc dù lịch sử không ủng hộ TTCK tháng 5, nhưng nhìn về tương lai xa hơn, thị trường đang có nhiều cơ hội tiềm ẩn. Trong đó, lịch sử dài hạn đang ủng hộ thị trường.
Cụ thể, khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu từ năm 2007 để lại nhiều hậu quả như giá bất động sản toàn cầu sụt giảm, giá vàng tăng mạnh, nợ công châu Âu bùng nổ… Tuy nhiên, nhiều TTCK thế giới lập đỉnh trong thời kỳ này. Còn các thời kỳ khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu hay khu vực trước kia thường bắt đầu từ những năm có đuôi năm là 7 như 1987, 1997 và kết thúc sau khoảng 5 năm.
Như vậy, nhìn về lịch sử, đáy của khủng hoảng nhiều khả năng đã nằm trong năm 2012. Đáy của TTCK thường nằm trong các năm là đáy của khủng hoảng kinh tế - tài chính. VN-Index trong năm 2012 không phải là mức thấp nhất nhờ việc các nhà đầu tư lớn, các quỹ ETF mua mạnh các mã cổ phiếu vốn hóa lớn dẫn dắt thị trường, nhưng HNX-Index phản ánh trung thực hơn và đáy thấp nhất trong lịch sử của chỉ số này nằm tại năm 2012 ở mức 50 điểm. Hiện HNX-Index là 58,5 điểm, đây là cơ hội dài hạn cho các nhà đầu tư.
Cơ hội cho dài hạn
Trong thời gian qua, có không ít thương vụ M&A lớn diễn ra, các quỹ đầu tư cơ cấu danh mục mạnh mẽ, các quỹ ETF hoạt động bùng nổ trong giai đoạn 2011 - 2012 và vẫn tiếp diễn trong năm 2013.
Điều này cho thấy, các dòng tiền lớn dài hạn đã tranh thủ thời cơ thâu tóm và mua lại những khoản đầu tư tiềm năng với giá hấp dẫn.
Chẳng hạn, Sumitomo Life mua 18% cổ phần Bảo Việt, Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ mua 20% cổ phần VietinBank, Mizuho mua 15% cổ phần Vietcombank, Sumitomo Mitsui Banking Corp mua 15% cổ phần Eximbank và hàng loạt thương vụ M&A của các công ty Việt Nam.
Lợi thế so với các kênh đầu tư khác
So với các kênh đầu tư khác, cơ hội cho thị trường chứng khoán trong tương lai còn lớn hơn.
Chẳng hạn, với thị trường bất động sản, thị trường này còn quá nhiều khó khăn, nợ xấu vẫn là vấn đề nan giải và thông thường, thị trường bất động sản có xu hướng tăng trở lại sau khi TTCK đã đi vào giai đoạn tăng trưởng.
Các kênh đầu tư khác như vàng và ngoại tệ ngày càng khó mang lại lợi nhuận, khi mà tỷ giá USD/VND ổn định trong 2 năm nay. USD đang là đồng tiền tăng giá mạnh nhất thế giới trong 2 năm qua, nhưng VND vẫn ổn định so với USD, nghĩa là VND đang tăng giá so với các đồng tiền khác, đặc biệt với đồng yên Nhật (JPY).
Giá vàng trên thế giới đang bước vào giai đoạn “nguy hiểm”, không ít tổ chức hay các định chế tài chính lớn dự báo, vàng có thể đã bước vào giai đoạn giảm giá. Thực tế, các quỹ đầu tư vàng liên tục bán ra, với mức bán ròng nhiều nhất trong nhiều năm. Năm 2013, vàng đối mặt với khả năng là năm giảm giá đầu tiên sau 12 năm tăng giá liên tiếp.
Tại Việt Nam, ngoài việc giảm giá chung với giá vàng thế giới, thì mức chênh lệch so với giá vàng thế giới đang ngày càng nới rộng. Trường hợp giá vàng thế giới tiếp tục giảm và khoảng cách chênh lệch này được kéo gần lại thì đây sẽ là rủi ro lớn cho các nhà đầu tư đang giữ vàng.
Kênh đầu tư quen thuộc là gửi tiết kiệm đang ngày càng giảm sức hấp dẫn khi Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ các lãi suất định hướng, giúp các ngân hàng thương mại mạnh tay hạ lãi suất huy động, khiến cơ hội sinh lời từ gửi tiết kiệm giảm đi đáng kể.
Rõ ràng, khi các kênh đầu tư khác giảm sức hấp dẫn sẽ tạo ra cơ hội cho dòng tiền quay trở lại với TTCK. Đặc biệt, giá cổ phiếu của nhiều công ty so với giá trị sổ sách vẫn còn ở mức rất thấp, chưa kể tỷ suất sinh lời của chứng khoán hiện nay dễ dàng đạt mức cao. Cụ thể, một cổ phiếu trên sàn giá 10.000 đồng tăng được 10% có thể chỉ trong vài phiên giao dịch.
Ông Phan Dũng Khánh, Trưởng phòng Tư vấn Đầu tư, công ty cổ phần Chứng khoán Maybank Kim Eng vừa đưa ra nhận định về cơ hội cho TTCK trong tháng 5.
Nhìn lại lịch sử
Kể từ khi TTCK giao dịch phiên đầu tiên vào ngày 28/7/2000, giai đoạn tháng 5 hàng năm, TTCK đã có 8 lần giảm điểm và 3 lần tăng điểm. Như vậy, lịch sử đứng về phía thị trường giảm điểm trong tháng 5 năm nhiều hơn là tăng điểm.
Bên cạnh đó, sau giai đoạn tăng mạnh kể từ cuối năm 2012 đến tháng 3/2013, nhiều nhà đầu tư lớn có động thái bán ra chốt lời, khiến TTCK điều chỉnh giảm. Nhiều khả năng, dòng tiền lớn chỉ có thể quay lại khi giá cổ phiếu đã giảm tương đối.
Ngoài ra, trong đại hội cổ đông năm nay, rất nhiều doanh nghiệp đưa ra kế hoạch kinh doanh khiêm tốn, càng khiến dòng tiền của các nhà đầu tư có lý do chờ đợi thêm, đồng thời chờ luôn độ “ngấm” của các chính sách thật sự tác động tích cực vào doanh nghiệp và thị trường.
Cơ hội tiềm ẩn
Mặc dù lịch sử không ủng hộ TTCK tháng 5, nhưng nhìn về tương lai xa hơn, thị trường đang có nhiều cơ hội tiềm ẩn. Trong đó, lịch sử dài hạn đang ủng hộ thị trường.
Cụ thể, khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu từ năm 2007 để lại nhiều hậu quả như giá bất động sản toàn cầu sụt giảm, giá vàng tăng mạnh, nợ công châu Âu bùng nổ… Tuy nhiên, nhiều TTCK thế giới lập đỉnh trong thời kỳ này. Còn các thời kỳ khủng hoảng kinh tế - tài chính toàn cầu hay khu vực trước kia thường bắt đầu từ những năm có đuôi năm là 7 như 1987, 1997 và kết thúc sau khoảng 5 năm.
Như vậy, nhìn về lịch sử, đáy của khủng hoảng nhiều khả năng đã nằm trong năm 2012. Đáy của TTCK thường nằm trong các năm là đáy của khủng hoảng kinh tế - tài chính. VN-Index trong năm 2012 không phải là mức thấp nhất nhờ việc các nhà đầu tư lớn, các quỹ ETF mua mạnh các mã cổ phiếu vốn hóa lớn dẫn dắt thị trường, nhưng HNX-Index phản ánh trung thực hơn và đáy thấp nhất trong lịch sử của chỉ số này nằm tại năm 2012 ở mức 50 điểm. Hiện HNX-Index là 58,5 điểm, đây là cơ hội dài hạn cho các nhà đầu tư.
Cơ hội cho dài hạn
Trong thời gian qua, có không ít thương vụ M&A lớn diễn ra, các quỹ đầu tư cơ cấu danh mục mạnh mẽ, các quỹ ETF hoạt động bùng nổ trong giai đoạn 2011 - 2012 và vẫn tiếp diễn trong năm 2013.
Điều này cho thấy, các dòng tiền lớn dài hạn đã tranh thủ thời cơ thâu tóm và mua lại những khoản đầu tư tiềm năng với giá hấp dẫn.
Chẳng hạn, Sumitomo Life mua 18% cổ phần Bảo Việt, Bank of Tokyo Mitsubishi UFJ mua 20% cổ phần VietinBank, Mizuho mua 15% cổ phần Vietcombank, Sumitomo Mitsui Banking Corp mua 15% cổ phần Eximbank và hàng loạt thương vụ M&A của các công ty Việt Nam.
Lợi thế so với các kênh đầu tư khác
So với các kênh đầu tư khác, cơ hội cho thị trường chứng khoán trong tương lai còn lớn hơn.
Chẳng hạn, với thị trường bất động sản, thị trường này còn quá nhiều khó khăn, nợ xấu vẫn là vấn đề nan giải và thông thường, thị trường bất động sản có xu hướng tăng trở lại sau khi TTCK đã đi vào giai đoạn tăng trưởng.
Các kênh đầu tư khác như vàng và ngoại tệ ngày càng khó mang lại lợi nhuận, khi mà tỷ giá USD/VND ổn định trong 2 năm nay. USD đang là đồng tiền tăng giá mạnh nhất thế giới trong 2 năm qua, nhưng VND vẫn ổn định so với USD, nghĩa là VND đang tăng giá so với các đồng tiền khác, đặc biệt với đồng yên Nhật (JPY).
Giá vàng trên thế giới đang bước vào giai đoạn “nguy hiểm”, không ít tổ chức hay các định chế tài chính lớn dự báo, vàng có thể đã bước vào giai đoạn giảm giá. Thực tế, các quỹ đầu tư vàng liên tục bán ra, với mức bán ròng nhiều nhất trong nhiều năm. Năm 2013, vàng đối mặt với khả năng là năm giảm giá đầu tiên sau 12 năm tăng giá liên tiếp.
Tại Việt Nam, ngoài việc giảm giá chung với giá vàng thế giới, thì mức chênh lệch so với giá vàng thế giới đang ngày càng nới rộng. Trường hợp giá vàng thế giới tiếp tục giảm và khoảng cách chênh lệch này được kéo gần lại thì đây sẽ là rủi ro lớn cho các nhà đầu tư đang giữ vàng.
Kênh đầu tư quen thuộc là gửi tiết kiệm đang ngày càng giảm sức hấp dẫn khi Ngân hàng Nhà nước liên tục hạ các lãi suất định hướng, giúp các ngân hàng thương mại mạnh tay hạ lãi suất huy động, khiến cơ hội sinh lời từ gửi tiết kiệm giảm đi đáng kể.
Rõ ràng, khi các kênh đầu tư khác giảm sức hấp dẫn sẽ tạo ra cơ hội cho dòng tiền quay trở lại với TTCK. Đặc biệt, giá cổ phiếu của nhiều công ty so với giá trị sổ sách vẫn còn ở mức rất thấp, chưa kể tỷ suất sinh lời của chứng khoán hiện nay dễ dàng đạt mức cao. Cụ thể, một cổ phiếu trên sàn giá 10.000 đồng tăng được 10% có thể chỉ trong vài phiên giao dịch.
Nguồn ĐTCK