Cổ đông của Vĩnh Hảo là ai?
Trong đó, Công ty cổ phần Đại lý liên hiệp vận chuyển Gemadept ( GMD) là cổ đông lớn nhất với gần 2,35 triệu cổ phiếu, tương đương 29% vốn điều lệ. Tiếp theo là BI Private Equity New Market K/S với hơn 2,1 triệu cổ phần, chiếm 26,27% vốn. Tổng công ty Đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) nắm 1,63 triệu cổ phần, chiếm 20,16% vốn.
Nhóm cổ đông còn lại là Temasia Capital Limited, Ngân hàng thương mại cổ phần Việt Á, ông Trần Duy Hy và các cổ đông khác nắm 24,57% số vốn còn lại.
Được biết, tính đến 1/3/2012 thì các cổ đông tổ chức vẫn giữ nguyên số lượng cổ phần nắm giữ như trên.
Thông tin Masan Consumer công bố sẽ chào mua công khai 24,9% cổ phần của Nước khoáng Vĩnh Hảo với mức giá cao khiến nhiều người tự hỏi cổ đông nào sẽ bán cổ phần Vĩnh Hảo cho Ma San? Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Masan và BI Private Equity New market K/S khiến nhiều người tin rằng thương vụ này đã có hồi kết.
CTCP Nước khoáng Vĩnh Hảo là nhà sản xuất nước uống đóng chai nội địa đầu tiên ở Việt Nam. Vĩnh Hảo tiền thân là doanh nghiệp nhà nước, cổ phần hóa vào ngày 14/01/1995 và trở thành công ty đại chúng vào 2008. Vĩnh Hảo có các cổ đông sáng lập như UBND Tỉnh Bình Thuận, CTCP Tài chính Sài Gòn (nay là VietABank) và Tribeco (TRI) với số vốn điều lệ hơn 30 tỷ đồng.Công ty có ngành nghề kinh doanh chính là sản xuất và kinh doanh nước khoáng tinh khiết đóng chai, cung cấp dịch vụ tắm nước khoáng,tắm bùn khoáng, dịch vụ nhà hàng, ăn uống. Ngoài ra còn sản xuất kinh doanh thực phẩm, mỹ phẩm.Năm 2012, Vĩnh Hảo đặt kế hoạch chỉ tiêu sản lượng 114,64 triệu lít, doanh thu 475,88 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế 25,35 tỷ đồng và cổ tức tỷ lệ 20%. |
Nguồn NDHMoney