Ảnh: asia.nikkei.com

 
Hà Linh Thứ Ba | 24/12/2019 10:44

CNBC lý giải vì sao chuỗi cà phê Việt thắng thế trước các chuỗi cà phê ngoại như Starbucks

Là nước sản xuất cà phê lớn thứ hai thế giới, Việt Nam có một nền văn hóa cà phê phong phú và nổi tiếng với cà phê sữa.

CNBC cho biết, người tiêu dùng Việt Nam thích sử dụng cà phê Robusta hơn do hàm lượng caffein cao hơn so với Arabica. Trong khi đó, cà phê Arabica được phục vụ ở hầu hết các cửa hàng cà phê phương Tây.

Sự phát triển của tầng lớp trung lưu đã thúc đẩy nhu cầu tiêu thụ trà và cà phê tại Việt Nam lên cao. Theo Euromonitor, quy mô thị trường cửa hàng cà phê và trà ở Việt Nam trị giá hơn 1 tỷ USD.

Với chi phí hoạt động thấp hơn, các chuỗi cửa hàng cà phê tại Việt Nam đang được mở rộng nhanh hơn và hoạt động tốt hơn so với các chuỗi cà phê ngoại. Cùng với đó, các doanh nghiệp nội cũng am hiểu thị hiếu của người tiêu dùng nội địa và thích ứng nhanh hơn với các xu hướng mới.

Sau 5 năm gia nhập Việt Nam, hiện số lượng cửa hàng Starbucks chỉ dừng lại ở mức 38. Trong khi đó, tại thị phần Thái Lan, ông lớn này có hơn 330 điểm kinh doanh, Indonesia là 320 và Malaysia hơn 190. Như vậy, so với các nước trong khu vực, Starbucks đang bị “chững” lại khi tiếp cận với người tiêu dùng Việt.

Thời gian qua, nhiều thương hiệu ngoại như NYDC, Gloria Jean's Coffees thuộc sở hữu của Australia và Caffe Bene của Hàn Quốc, cũng đã và đang thu hẹp, thậm chí đóng cửa doanh nghiệp.

Năm 2017, chuỗi cà phê Gloria Jean's Coffees thuộc sở hữu của Australia đã âm thầm rời khỏi thị trường Việt Nam. Ảnh: Zing.vn
Năm 2017, chuỗi cà phê Gloria Jean's Coffees đã âm thầm rời khỏi thị trường Việt Nam. Ảnh: Zing.vn

Năm 2017, chuỗi cà phê nổi tiếng đến từ Úc, Gloria Jean’s Coffee đã rời khỏi Việt Nam. Trong khi đó, Starbucks là một trong số các chuỗi cà phê ngoại đang chật vật để phát triển tại Việt Nam.

Theo bà Grace Chia, nhà phân tích cao cấp tại Euromonitor  cho biết, chúng tôi nhận thấy rằng Coffee Bean & Tea Leaf đã không hoạt động tốt ở Việt Nam. Nguyên nhân là do kém cạnh tranh hơn so với các đối thủ khi giá cao hơn Highlands Coffee và thực đơn không phong phú bằng Starbucks.

Điều này làm cho Việt Nam trở thành điểm đến hàng đầu trong việc mở rộng các chuỗi cà phê toàn cầu. Tuy nhiên, các chuỗi cà phê này đang gặp khó khăn ở Việt Nam.

►Cạnh tranh với Việt Nam, Brazil tăng sản lượng cà phê Robusta

Cafe Amazon, chuỗi Cafe nổi tiếng nhất Thái Lan, sắp vào Việt Nam

Cà phê Việt rộng đường xuất ngoại

Nguồn CNBC