Thứ Ba | 05/02/2013 13:25
CNBC: Chứng khoán Việt Nam hấp dẫn nhà đầu tư ngoại trong dài hạn
Mức định giá thấp, môi trường kinh doanh được cải thiện là những yếu tố giúp thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài.
Trong khi hầu hết các thị trường chứng khoán châu Á tăng 10% kể từ đầu năm, duy nhất chứng khoán Việt Nam tăng 17%, và trở thành thị trường tăng trưởng tốt nhất khu vực đến nay.
Sau khi tăng 10% tháng 12/2012, chỉ số VN Index tiếp tục tăng mạnh trong tháng 1 do niềm tin nhà đầu tư được cải thiện trước những động thái chính sách gần đây của Chính phủ nhằm đối phó với nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Các nhà quản lý quỹ cho CNBC hay, niềm tin của nhà đầu tư vào các biện pháp kích thích đầu tư nước ngoài và cải thiện lợi nhuận sẽ khiến thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
Giám đốc điều hành công ty quản lý quỹ PXP Vietnam Asset Management, ông Kevin Snowball dự báo, VN Index sẽ còn tăng 13% trong vòng 11 tháng tới.
Trong tháng 1, một quan chức Ủy ban giám sát tài chính Nhà nước cho biết sẽ lập một công ty mua bán nợ quốc gia để mua nợ xấu trong quý I/2013. Ngoài ra, để thúc đẩy thị trường chứng khoán, Chính phủ cũng tăng biên độ giao dịch trên sàn chứng khoán HOSE từ 5% lên 7% và cân nhắc tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong 1 số lĩnh vực trong đó có lĩnh vực tiêu dùng.
Giám đốc điều hành quỹ đầu tư VinaCapital, ông Andy Ho cho rằng động thái này sẽ hỗ trợ đáng kể thị trường chứng khoán. Ông cũng nhận định, lợi nhuận doanh nghiệp cũng là một động lực cho thị trường. Ông dự báo tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp trung bình của Việt Nam khoảng 10-12%, so với 9% năm 2012.
"Kinh doanh Việt Nam đang trở nên dễ dàng hơn, điều đó sẽ giúp hạn chế sức ép đối với doanh nghiệp”, ông nhận định và đưa ra dẫn chứng về sự ổn định tiền đồng và lạm phát của Việt Nam. Lạm phát của Việt Nam năm 2012 là 5% sau khi đạt đỉnh 23% tháng 8/2011. Lạm phát giảm tạo cơ hội cho Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất nhằm thúc đẩy kinh tế.
Giới phân tích thì cho rằng, một yếu tố khác hỗ trợ thị trường chứng khoán Việt Nam là định giá tương đối thấp so với các thị trường khác trong khu vực. Tỷ lệ giá cổ phiếu trên lợi nhuận (P/E) của Việt Nam hiện ở mức 10 (lợi nhuận ước tính cho năm 2013). Trước kia, tỷ lệ này nằm trong khoảng 8 – 35.
Chuyên gia phân tích thị trường tại Mizuho Corporate Bank, ông Vishnu Varathan, nhận định, xét về khía cạnh định giá, chứng khoán Việt Nam đang rẻ hơn tất cả các thị trường còn lại ở ASEAN kể từ sau sụp đổ Lehman.
Gavin Bowring, chuyên gia tại GaveKal Research, nhận định, ưu điểm về dân số học và lao động giá rẻ tiếp tục giúp Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài trong dài hạn.
Sau khi tăng 10% tháng 12/2012, chỉ số VN Index tiếp tục tăng mạnh trong tháng 1 do niềm tin nhà đầu tư được cải thiện trước những động thái chính sách gần đây của Chính phủ nhằm đối phó với nợ xấu trong hệ thống ngân hàng và ổn định kinh tế vĩ mô.
Các nhà quản lý quỹ cho CNBC hay, niềm tin của nhà đầu tư vào các biện pháp kích thích đầu tư nước ngoài và cải thiện lợi nhuận sẽ khiến thị trường chứng khoán Việt Nam tiếp tục tăng trưởng.
Giám đốc điều hành công ty quản lý quỹ PXP Vietnam Asset Management, ông Kevin Snowball dự báo, VN Index sẽ còn tăng 13% trong vòng 11 tháng tới.
Trong tháng 1, một quan chức Ủy ban giám sát tài chính Nhà nước cho biết sẽ lập một công ty mua bán nợ quốc gia để mua nợ xấu trong quý I/2013. Ngoài ra, để thúc đẩy thị trường chứng khoán, Chính phủ cũng tăng biên độ giao dịch trên sàn chứng khoán HOSE từ 5% lên 7% và cân nhắc tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong 1 số lĩnh vực trong đó có lĩnh vực tiêu dùng.
Giám đốc điều hành quỹ đầu tư VinaCapital, ông Andy Ho cho rằng động thái này sẽ hỗ trợ đáng kể thị trường chứng khoán. Ông cũng nhận định, lợi nhuận doanh nghiệp cũng là một động lực cho thị trường. Ông dự báo tăng trưởng lợi nhuận doanh nghiệp trung bình của Việt Nam khoảng 10-12%, so với 9% năm 2012.
"Kinh doanh Việt Nam đang trở nên dễ dàng hơn, điều đó sẽ giúp hạn chế sức ép đối với doanh nghiệp”, ông nhận định và đưa ra dẫn chứng về sự ổn định tiền đồng và lạm phát của Việt Nam. Lạm phát của Việt Nam năm 2012 là 5% sau khi đạt đỉnh 23% tháng 8/2011. Lạm phát giảm tạo cơ hội cho Ngân hàng Nhà nước hạ lãi suất nhằm thúc đẩy kinh tế.
Giới phân tích thì cho rằng, một yếu tố khác hỗ trợ thị trường chứng khoán Việt Nam là định giá tương đối thấp so với các thị trường khác trong khu vực. Tỷ lệ giá cổ phiếu trên lợi nhuận (P/E) của Việt Nam hiện ở mức 10 (lợi nhuận ước tính cho năm 2013). Trước kia, tỷ lệ này nằm trong khoảng 8 – 35.
Chuyên gia phân tích thị trường tại Mizuho Corporate Bank, ông Vishnu Varathan, nhận định, xét về khía cạnh định giá, chứng khoán Việt Nam đang rẻ hơn tất cả các thị trường còn lại ở ASEAN kể từ sau sụp đổ Lehman.
Gavin Bowring, chuyên gia tại GaveKal Research, nhận định, ưu điểm về dân số học và lao động giá rẻ tiếp tục giúp Việt Nam trở thành thị trường hấp dẫn nhà đầu tư nước ngoài trong dài hạn.
Nguồn Khampha