Giáo sư Ohno, người có hơn 20 năm gắn bó với Việt Nam và có nhiều nghiên cứu về các vấn đề kinhtế ở Việt Nam, nói: "Ngày nay, sau một vài năm đạt mức thu nhập trung bình thấp, bẫy thu nhập trungbình không còn là một nguy cơ xa xôi, mà đã trở thành thực tế ở Việt Nam". Nhận xét của giáo sư Ohno được đưa ra trước nhiều học giả Việt Nam tại hội thảo "Khởi tạo độnglực tăng trưởng mới: Tăng cường liên kết doanh nghiệp FDI - nội địa" do trường Đại học kinh tế Quốcdân, và Viện Nghiên cứu chính sách quốc gia Nhật Bản tổ chức ngày 26-3 tại Hà Nội. Giáo sư nhớ lại, các thảo luận về bẫy thu nhập trung bình đã được khởi động ở Việt Nam năm 2008,khi quốc gia đạt mức thu nhập trung bình đầu người 1.070 đô la Mỹ, nhằm cảnh báo cho các doanhnghiệp và quan chức "đang tự mãn" với mức tăng trưởng cao trong quá khứ. Tuy nhiên, các cảnh báo đó đã không mang lại nhiều tác dụng. "Đã có nhiều bằng chứng cho thấyđất nước đã rơi vào bẫy thu nhập trung bình", ông nói. Theo giáo sư Ohno, có 5 triệu chứng cho thấy Việt Nam đang mắc kẹt trong bẫy thu nhập trungbình. Thứ nhất, tăng trưởng chậm lại. Ông phân tích, sau khi khắc phục khủng hoảng tài chính khu vực1997-1998, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ trong giai đoạn 2000-2005. Lúc đó, tinh thầncủa người tiêu dùng và nhà kinh doanh rất cao, và Chính phủ tỏ ra đã hài lòng. Tuy nhiên, sự tăng trưởng này được thúc đẩy chủ yếu bằng bong bóng tại các thị trường bất độngsản, thị trường chứng khoán chứ không phải là tăng năng suất lao động. Sau năm 2006, khi tăng trưởng đi xuống với nhiều biến động, tâm trạng toàn xã hội trở nên ảmđạm. Tăng trưởng giảm xuống còn 5-6%, và đất nước trải qua một giai đoạn với bất động sản trầmlắng, lạm phát, nợ xấu. Ông nhận định ở một nền kinh tế tương đối trẻ với tiềm năng lớn cho phát triển thì tăng trưởngdưới 5-6% cần được xem như một cuộc khủng hoảng xã hội. Theo giáo sư, năng suất sản xuất mờ nhạt là biểu hiện rõ ràng thứ hai chứng tỏ Việt Nam rơi vàobẫy thu nhập trung bình. Ông dẫn ra nhiều số liệu cho thấy, hệ số ICOR tăng (hệ số sử dụng vốn,ICOR cao nghĩa là đồng vốn bỏ ra lớn nhưng hiệu quả không cao) và sự đóng góp của TFP (chỉ tiêu đolường năng suất của đồng thời cả "lao động" và "vốn" cho nền kinh tế) vào tăng trưởng giảm, trongkhi nguồn vốn đầu tư tăng cao; và khẳng định: "Đây là dấu hiệu rõ ràng của tăng trưởng dựa trên đầutư với hiệu quả sử dụng vốn thấp". Mặt khác, theo giáo sư, trong những năm gần đây, tăng lương tại Việt Nam đã lớn hơn nhiều so vớimức tăng năng suất lao động, làm chi phí sản xuất trở nên đắt đỏ hơn. Từ năm 2009-2012, năng suất lao động tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 3,2% cho toàn bộ nềnkinh tế, và 5,1% cho khu vực sản xuất. Trong khi đó, tiền lương danh nghĩa tăng với tỷ lệ trungbình 25,9% năm cho toàn bộ nền kinh tế, và 23,5% cho sản xuất. Từ những dữ kiện trên (của Quốc hội Việt Nam), giáo sư Ohno cho rằng khả năng cạnh tranh về chiphí bị mất đi với tỷ lệ hàng năm 22,7% cho toàn bộ nền kinh tế, và 18,3% cho sản xuất. Sự mất giá của đồng Việt Nam so với đô la Mỹ trong giai đoạn trên với tỷ lệ 5,5% mỗi năm là quánhỏ để bù đắp cho tốc độ mất khả năng cạnh tranh của nền kinh tế mỗi năm là 22,7%. Ngoài những dấu hiệu trên, theo giáo sư Ohno, thiếu hụt dịch chuyển cơ cấu, năng lực cạnh tranhtrong bảng xếp hạng không có dấu hiệu tăng, và xuất hiện các vấn đề do tăng trưởng gây ra cũng làcác bằng chứng hiển nhiên để khẳng định Việt Nam rơi vào bẫy thu nhập trung bình. Bài phát biểu của giáo sư Ohno đã không nhận được sự phản biện nào từ các học giả Việt Nam tạihội thảo. Phó hiệu trưởng Trường Đại học kinh tế Quốc dân Trần Thọ Đạt nhận xét, dư địa cho tăng trưởngtheo chiều rộng của mô hình kinh tế Việt Nam không còn, do vậy, muốn đạt được tốc độ tăng trưởngcao hơn, Việt Nam cần tạo ra động lực mới cho tăng trưởng. Nhưng đây là điều khó khăn. Ông Đạt băn khoăn: "Những động lực mới cho tăng trưởng là gì? Làmthế nào để tạo ra động lực này?". |