Thứ Tư | 31/12/2014 16:33

Chương trình đào tạo về BPM của BAC

Hệ thống quản lý quy trình nghiệp vụ (BPM) khoa học và hiệu quả là “chìa khóa vàng” giúp cho doanh nghiệp phát triển và cạnh tranh.

Quy trình nghiệp vụ từ lâu luôn đóng một vai trò cốt lõi và nền tảng, giúp các ông chủ có thể điều hành và quản lý doanh nghiệp một cách hiệu quả và nhịp nhàng nhất. Khi đó, một hệ thống quản lý quy trình nghiệp vụ (BPM) khoa học và hiệu quả sẽ là “chìa khóa vàng” giúp doanh nghiệp phát triển một cách ổn định, bền vững và mang tính cạnh tranh cao.

Ứng dụng BPM trên thế giới & tại Việt Nam

Mọi tổ chức, doanh nghiệp muốn vận hành được đều phải có các quy trình dù ở mức sơ khai hay chi tiết. Trong đó, quy trình nghiệp vụ lại đóng một vai trò quan trọng cốt lõi để doanh nghiệp căn cứ theo đó quản lý và vận hành doanh nghiệp một cách nhịp nhàng, đạt hiệu quả cao. Có thể khẳng định rằng một doanh nghiệp xây dựng được quy trình tốt sẽ phát triển ổn định, bền vững và có tính cạnh tranh cao hơn.

Nắm bắt được thực tiễn này, hiện nay, hầu hết các tổ chức và doanh nghiệp trên thế giới đều quan tâm, chú trọng việc ứng dụng BPM (Business Process Management) vào việc triển khai các quy trình nghiệp vụ cho doanh nghiệp. Ngay đến các hãng sản xuất phần mềm lớn như IBM, Oracle, Microsoft... cũng liên tục tung ra thị trường những sản phẩm BPM với nhiều tính năng hỗ trợ phát triển quy trình nghiệp vụ một cách hiệu quả và nhanh chóng nhất.

Tại Việt Nam, việc sử dụng BPM một cách bài bản cũng đã cho thấy những kết quả khá bất ngờ. Công ty Quân Đạt, một doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thi công công trình khung nhôm cho các cao ốc, văn phòng trong phạm vi cả nước, là một ví dụ. Ngoài những nghiệp vụ mà các doanh nghiệp khác phải giải quyết như tài chính, mua hàng, giao hàng… thì Quân Đạt còn có những quy trình đặc thù riêng trong quản lý như phạm vi thi công thường có quy mô trải rộng khắp Việt Nam, các tổ đội thi công được bố trí di động theo từng công trình nên việc thiết lập quy trình theo dõi và báo cáo tiến độ thi công, tình hình cung ứng vật tư, thiết bị cũng rất phức tạp. Cũng do đặc thù thi công theo từng dự án mà việc quản lý mua hàng, gia công nguyên vật liệu cho phù hợp với thiết kế, cấp phát nguyên vật liệu, quản lý hệ thống kho cũng như theo dõi hàng thu hồi, tái sử dụng luôn là một khối lượng công việc khổng lồ với nhiều thiếu sót. Lãnh đạo Quân Đạt cũng đã tìm mua các sản phẩm ERP đóng gói có trên thị trường nhưng triển khai đều thất bại. Tuy nhiên, khi quyết định chọn giải pháp dùng BPM xây dựng quy trình và phát triển ứng dụng may đo cho Quân Đạt kết quả thực tế lại rất tốt. Quân Đạt quản lý được các nghiệp vụ nêu trên với quy trình nghiệp vụ được thiết kế linh hoạt, kế thừa được những điểm mạnh riêng mà không phải chịu áp đặt quy trình theo các giải pháp ERP đóng gói.

Sự cần thiết của Quản trị quy trình nghiệp vụ - BPM

Có một đặc điểm mà không phải ai cũng biết, một hệ thống quy trình thành công của doanh nghiệp không thể được xây dựng một lần mà còn cần được hoàn thiện khi có sự thay đổi về tổ chức, mô hình kinh doanh hay chất lượng nhân sự trong từng thời điểm. Theo xu hướng phát triển, công nghệ và đặc biệt là công nghệ thông tin ngày càng có tác động quan trọng đến việc xây dựng và thay đổi quy trình của tổ chức, các giải pháp như ERP, SCM, CRM cũng góp phần vào việc thiết lập quy trình điều hành sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như một hướng dẫn viên (Driven).

Việc đánh giá được các điểm ưu việt của hệ thống quy trình trong doanh nghiệp cũng như làm sao để cho các chuyên gia CNTT hiểu được nghiệp vụ nhằm đưa ra các giải pháp CNTT phù hợp đòi hỏi phải có một phương pháp khoa học. BPM chính là ngành khoa học đáp ứng nhu cầu này, là chìa khóa quan trọng để giúp các nhà quản trị, quản lý và các chuyên gia phân tích nghiệp vụ xây dựng được hệ thống quy trình phù hợp và hiệu quả cho doanh nghiệp.

Vai trò thực tiễn của BPM trong hoạch định ứng dụng CNTT

Thực tiễn triển khai ứng dụng CNTT tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn cho thấy khá nhiều bất cập. Điều này được thể hiện qua việc thiếu sự hoạch định tổng thể chiến lược ứng dụng CNTT xuất phát từ yêu cầu đáp ứng cho định hướng sản xuất, kinh doanh dịch vụ của doanh nghiệp thông qua việc xây dựng kiến trúc tổng thể EA (Enterprise Architecture), mà trong đó kiến trúc nghiệp vụ - BA (Business Architecture) là thành phần không thể thiếu. Chính điểm yếu này đã khiến cho doanh nghiệp cũng như bộ phận CNTT luôn gặp lúng túng trong quá trình xây dựng yêu cầu bài toán, cuối cùng dẫn đến kết quả việc triển khai ứng dụng CNTT để hỗ trợ cho vận hành doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn và tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao.

Ví dụ mô phỏng - kiến trúc nghiệp vụ

Hiện nay, sự ra đời và phát triển của BPM và các công cụ đi kèm sẽ giúp cho việc xây dựng BA thuận tiện, giảm nhiều công sức cũng như là cầu nối hỗ trợ cho chuyên viên nghiệp vụ và chuyên gia CNTT hiểu nhau dễ dàng hơn. Nhờ có BPM, hai đối tượng này sẽ tìm được tiếng nói chung trong phân tích yêu cầu, hoạch định chiến lược, qua đó, giúp cho lộ trình triển khai CNTT trong doanh nghiệp được tối đa hóa năng suất, và giảm rủi ro ở mức tối thiểu nhất.

Nhu cầu ứng dụng CNTT của doanh nghiệp trong thời gian tới

Theo kết quả thống kê dựa trên 1400 doanh nghiệp trên địa bàn Tp HCM thì nhu cầu đầu tư CNTT vào doanh nghiệp của mình trong thời gian tới là rất cao.

Báo cáo toàn cảnh CNTT thành phố HCM năm 2014 – HCA - Thực hiện và xử lý dữ liệu bởi LTM

Nhìn vào số liệu ta có thể thấy nhu cầu xử lý công việc đang là ưu tiên hàng đầu của các doanh nghiệp. Để đáp ứng yêu cầu này, việc hình thành và thiết lập quy trình xử lý công việc sao cho chi tiết, phù hợp và hiệu quả nhất trước khi đặt hàng cho các nhà cung cấp giải pháp phần mềm là điều cốt lõi. Việc dùng BPM để phân tích là hướng lựa chọn đúng đắn và thông minh cho cả người sử dụng đầu cuối và các đơn vị cung ứng giải pháp phần mềm.

Vài nét về chương trình đào tạo BPM của BAC

Nắm bắt được tầm quan trọng và xu hướng phát triển của BPM, Công ty Đào tạo và Tư vấn BAC đã thiết kế một chương trình đào tạo chuyên sâu với sự kết hợp giữa các lý thuyết nền tảng, đồng thời tập trung vào tính ứng dụng và triển khai thực tiễn cho các doanh nghiệp Việt Nam. Các vấn đề gặp phải khi đưa BPM vào áp dụng, các tình huống phát sinh được xử lý thế nào? Phản ứng của doanh nghiệp ra sao? Tất cả đều được trả lời và giải đáp trong khóa học Quản trị quy trình nghiệp vụ (Business Process Management) của BAC.

Xuất phát từ cách tiếp cận trên, ngoài những tham khảo lý thuyết, BAC còn mời chuyên gia đầu ngành có nhiều năm kinh nghiệm về xây dựng, triển khai ERP cũng như triển khai BPM là giảng viên Phí Anh Tuấn tham gia xây dựng giáo trình khóa học. Chúng tôi đã dành thời gian đáng kể cho việc chuẩn bị này với mong muốn trang bị cho học viên cả các lý thuyết cơ bản cũng như kinh nghiệm thực tế về BPM.

Anh Phí Anh Tuấn – Giảng viên của khóa học Quản Trị Quy Trình Nghiệp Vụ (BPM)

Sắp tới BAC sẽ tiếp tục cho ra đời những chương trình đào tạo thực tế và hữu ích như: Phân tích nghiệp vụ phần mềm (IT Business Analysis), Ước lượng phần mềm (Software Estimation).

Thông tin chi tiết về các khóa học của BAC các bạn có thể tham khảo chi tiết tại: http://bacs.vn/vi/khoa-hoc/lich-khai-giang/ | info@bacs.vn | hotline: 0909 310 7680909 310 768. 

Nguồn Nhịp cầu Đầu tư