Chứng khoán tuần qua: Tiếp tục luân chuyển dòng tiền
Hai sàn đã có nhịp tăng giảm trái chiều nhau khi VN-Index tăng 0,7% trong khi HNX-Index lại đánh mất 0,9% trong tuần qua mặc dù số mã giảm có phần chiếm ưu thế trên cả hai sàn. Nguyên nhân là do đà tăng mạnh của một số mã vốn hóa lớn trên sàn HOSE như VCB, CTG, PLX, BID và đặc biệt là mức tăng hơn 23% của ROS.
+ Khối lượng khớp lệnh trong tuần qua gia tăng mạnh mẽ khi sàn HOSE trung bình một phiên khớp được 162 triệu đơn vị, tăng mạnh 15% so với tuần trước đó.
Tuần qua khá nhiều thông tin đáng chú ý được công bố:
+ Theo Tiền Phong, dự trữ ngoại hối được công bố ướn tính đạt 45 tỷ USD, tăng 6 tỷ USD so với cuối năm 2016. Điều này cho thấy áp lực tỷ giá năm nay của Việt Nam không lớn, giúp giữ tỷ giá ổn định trong tầm kiểm soát suốt cả năm.
+ Theo Reuters, Vincom Retail dự kiến sẽ chào bán đến hơn 380 triệu cổ phiếu ra công chúng với mức giá trong khoảng 37.000 – 40.600 đ/cp. Thương vụ IPO này được định giá lên đế mức hơn 16.000 tỷ đồng, tương ứng hơn 700 triệu USD, cao nhất từ trước đến nay.
+ SCIC vừa tổ chức họp báo công bố bán tiếp 3,33% vốn điều lệ của Công ty cổ phần Sữa Việt Nam (Vinamilk), ước tính mức thu về trong lần bán này sẽ trên 7.000 tỷ tương ứng hơn 300 triệu USD.
+ SBT có một tuần đáng quên khi giảm mạnh 11%, chốt ở 21.500 đ/cp, tương đương mức giá chuyển đổi của cổ đông BHS. Ngày giao dịch chính thức của lượng cổ phiếu chuyển đổi là 06/11 nhưng rủi ro trong 2 tuần sắp tới rất khó lường khi nhà đầu tư đang lo lắng về lượng cung “khủng” sẽ về trong giai đoạn tới.
+ MWG cuối tuần đã có phiên giảm mạnh, ghi nhận mức khối lượng khớp lệnh cao nhất trong lịch sử với 1,7 triệu đơn vị được chuyển nhượng. Giai đoạn sắp tới, MWG sẽ tiếp tục phát triển chuỗi cửa hàng dược phẩm khi trên website đã chính thức bắt đầu tuyển dụng nhân lực cho ngành dược phẩm.
+ DRC và CSM cùng công bố quý 3 kém khả quan khi lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ trước áp lực chi phí giá vốn nguyên liệu tăng mạnh. Tuy nhiên, DRC vẫn có phần tích cực hơn khi mức sụt giảm lợi nhuận thấp hơn. Mặc dù vây, DRC và CSM đều chịu áp lực giảm mạnh giai đoạn vừa qua.
Thị trường vẫn đang tiếp tục có sự luân chuyển dòng tiền khá rõ rệt. Mặc dù có áp lực điều chỉnh trong các phiên cuối tuần nhưng áp lực bán tháo không xảy ra. Xu hướng tăng trong trung hạn vẫn đang được bảo toàn cho VN-Index.
+ Một số mã dự báo câu chuyện tích cực trong nửa cuối 2017 hoặc trong năm 2018 sắp tới: BCC, BFC, DRC, FPT, GMD, HSG, KBC, NLG, NKG, PHR, PGC, PVT, SHI, SSI, TNA, VIP, VSC.