Thứ Bảy | 02/02/2013 15:04
Chứng khoán Tràng An: Trên 15.000 tài khoản của khách hàng bị chiếm đoạt
Cơ quan CSĐT đang tiếp tục làm rõ hành vi chiếm đoạt cổ phiếu và tiền cổ tức của trên 15.000 tài khoản của khách hàng cá nhân tại TAS.
Ngày 17/1 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra (PC46) Công an Hà Nội đã thi hành Lệnh bắt bị can để tạm giam đối với lãnh đạo Công ty Chứng khoán Tràng An ( TAS) gồm Lê Hồ Khôi (52 tuổi), Tổng giám đốc; Trịnh Văn Toàn (44 tuổi), Phó tổng giám đốc; Lê Quang Hưng (33 tuổi), nhân viên kế toán.
Trước đó, 3 đối tượng này cùng Nguyễn Thị Ngọc Lan (35 tuổi), Kế toán trưởng TAS đã bị khởi tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo Điều 139 Bộ luật Hình sự. Do bà Lan đang mang thai nên Cơ quan Công an áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
TAS do ông Lê Hồ Khôi làm Tổng giám đốc được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ tháng 12/2006, sau đó được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán. Đến tháng 3/2009, công ty được cấp giấy chứng nhận lưu ký chứng khoán.
Quá trình điều tra làm rõ đầu năm 2011, do thiếu nguồn vốn kinh doanh, Tổng giám đốc công ty cùng Trịnh Văn Toàn - Phó tổng giám đốc thống nhất lấy tài khoản chứng khoán của các khách hàng cá nhân mở tại công ty Tràng An, sau đó hợp thức hồ sơ nhận ủy thác đầu tư của các khách hàng này tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (Ngân hàng SHB) để chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
Lê Hồ Khôi và Trịnh Văn Toàn giao cho Kế toán trưởng Nguyễn Thị Ngọc Lan chỉ đạo nhân viên Phòng Kế toán hợp thức hồ sơ vay tiền của các khách hàng.
Để thực hiện "nhiệm vụ" do lãnh đạo công ty giao, Nguyễn Thị Ngọc Lan đã mượn chứng minh nhân dân của anh Nguyễn Công T, là nhân viên phòng khám tư của gia đình Lan giao cho Lê Quang Hưng - kế toán viên Công ty Chứng khoán Tràng An làm các thủ tục mở tài khoản chứng khoán và các thủ tục khác để Nguyễn Công T nhận được ủy thác đầu tư của Ngân hàng SHB, sau đó chuyển tiền nhận ủy thác này về tài khoản của Công ty Tràng An. Lê Quang Hưng đã "đóng vai" anh Nguyễn Công T., ký giả chữ ký mang tên anh này khi làm các thủ tục trên.
Tiếp đó, để hợp pháp việc Nguyễn Công T. mở tài khoản và giao dịch chứng khoán tại Tràng An, Phó tổng giám đốc Trịnh Văn Toàn đã ký xác nhận Nguyễn Công T sở hữu 3 mã chứng khoán gồm tổng số 30.000 cổ phiếu VCG, PVA và CII với tổng mệnh giá trên 17 tỷ đồng do Tràng An quản lý.
Đồng thời trong xác nhận này, phía Tràng An cam kết phong tỏa 3 mã chứng khoán trên để đảm bảo cho khoản ủy thác đầu tư của Ngân hàng SHB đối với anh T. Lê Quang Hưng tiếp tục giả chữ ký của anh Nguyễn Công T trong hợp đồng cầm cố số chứng khoán trên cho Tràng An.
Căn cứ tài liệu do Công ty Chứng khoán Tràng An cung cấp về khách hàng Nguyễn Công T. cùng giấy đề nghị ủy thác vốn của anh T (do Lê Quang Hưng giả chữ ký), đầu tháng 1/2011, Ngân hàng SHB đã ký hợp đồng ủy thác đầu tư với Nguyễn Công T.
Theo đó, số tiền mà ngân hàng ủy thác đầu tư cho anh T. theo quy định là 17 tỷ đồng, thời hạn ủy thác là 180 ngày kể từ khi giải ngân. Thực hiện hợp đồng trên, Ngân hàng SHB đã chuyển 17 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty Tràng An. Sau khi nhận được tiền, phía Công ty Tràng An đã dùng ngay số tiền này để trả nợ các khoản vay trước đã đến hạn. Ngoài ra, Tràng An còn sử dụng tiền này để cho khách hàng vay theo hình thức kinh doanh.
Tuy nhiên, đến giữa năm 2001, thị trường chứng khoán sụt giảm thê thảm, giá trị chứng khoán cầm cố không đủ đảm bảo cho khoản tiền đã ủy thác đầu tư, phía Ngân hàng SHB yêu cầu khách hàng Nguyễn Công T. cầm cố thêm tài sản đảm bảo và đề nghị Công ty Chứng khoán Tràng An phong tỏa những chứng khoán mà anh Nguyễn Công T. đã cầm cố tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam nhằm đảm bảo khả năng trả nợ thì mới gia hạn hợp đồng tiếp.
Do không trả được khoản tiền đã gian dối nhận được từ việc làm giả hồ sơ nhận ủy thác đầu tư của khách hàng Nguyễn Công T., cuối tháng 6/2011, Lê Hồ Khôi cùng Trịnh Văn Toàn tiếp tục tự ý ký cầm cố và phong tỏa chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam của 7 khách hàng với mục đích để cho khoản tiền 17 tỷ đồng nhận ủy thác đầu tư đứng tên anh Nguyễn Công T. được gia hạn hợp đồng. Đến nay, trong số tiền 17 tỷ đồng đã chiếm đoạt trên, Tràng An mới chỉ trả cho phía Ngân hàng SHB một nửa.
Được biết, ngoài hành vi chiếm đoạt 17 tỷ đồng của Ngân hàng SHB, hiện Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội đang tiếp tục làm rõ hành vi chiếm đoạt cổ phiếu và tiền cổ tức của trên 15.000 tài khoản của khách hàng là cá nhân mở tại Công ty Chứng khoán Tràng An; tạo dựng hồ sơ vay vốn giả để chiếm đoạt tiền của một số ngân hàng và công ty tài chính khác với số tiền lên tới gần 200 tỷ đồng.
Những sai phạm này đã được phát hiện từ khoảng đầu tháng 10/2012, hàng loạt khách hàng của Công ty Chứng khoán Tràng An hết sức choáng váng khi phát hiện toàn bộ tài sản trong tài khoản mở tại công ty bỗng dưng “không cánh mà bay”.
Riêng trong năm 2012, trước "dàn" lãnh đạo của Công ty Chứng khoán Tràng An, nhiều lãnh đạo các công ty chứng khoán khác cũng bị Cơ quan Công an bắt giữ. Điển hình như ông Phan Huy Chí, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán SME và ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch HĐQT bị khởi tố và bắt tạm giam ngày 2/8/2012 về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Tháng 5/2012, ông Hoàng Xuân Quyến, nguyên Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Liên Việt cũng bị bắt giam về hành vi lạm quyền, đồng ý cho thế chấp cổ phiếu OTC vào công ty gây thiệt hại tài chính hàng chục tỉ đồng. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ việc trên đều là chủ quan từ phía những người dựa vào vị trí, công việc của mình để lợi dụng, kiếm lợi bất chính, bất chấp đạo đức nghề nghiệp và pháp luật.
Trước đó, 3 đối tượng này cùng Nguyễn Thị Ngọc Lan (35 tuổi), Kế toán trưởng TAS đã bị khởi tố về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản" theo Điều 139 Bộ luật Hình sự. Do bà Lan đang mang thai nên Cơ quan Công an áp dụng biện pháp ngăn chặn cấm đi khỏi nơi cư trú.
TAS do ông Lê Hồ Khôi làm Tổng giám đốc được Sở Kế hoạch và Đầu tư TP Hà Nội cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh từ tháng 12/2006, sau đó được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp giấy phép hoạt động kinh doanh chứng khoán. Đến tháng 3/2009, công ty được cấp giấy chứng nhận lưu ký chứng khoán.
Quá trình điều tra làm rõ đầu năm 2011, do thiếu nguồn vốn kinh doanh, Tổng giám đốc công ty cùng Trịnh Văn Toàn - Phó tổng giám đốc thống nhất lấy tài khoản chứng khoán của các khách hàng cá nhân mở tại công ty Tràng An, sau đó hợp thức hồ sơ nhận ủy thác đầu tư của các khách hàng này tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn - Hà Nội (Ngân hàng SHB) để chiếm đoạt tiền của ngân hàng.
Lê Hồ Khôi và Trịnh Văn Toàn giao cho Kế toán trưởng Nguyễn Thị Ngọc Lan chỉ đạo nhân viên Phòng Kế toán hợp thức hồ sơ vay tiền của các khách hàng.
Để thực hiện "nhiệm vụ" do lãnh đạo công ty giao, Nguyễn Thị Ngọc Lan đã mượn chứng minh nhân dân của anh Nguyễn Công T, là nhân viên phòng khám tư của gia đình Lan giao cho Lê Quang Hưng - kế toán viên Công ty Chứng khoán Tràng An làm các thủ tục mở tài khoản chứng khoán và các thủ tục khác để Nguyễn Công T nhận được ủy thác đầu tư của Ngân hàng SHB, sau đó chuyển tiền nhận ủy thác này về tài khoản của Công ty Tràng An. Lê Quang Hưng đã "đóng vai" anh Nguyễn Công T., ký giả chữ ký mang tên anh này khi làm các thủ tục trên.
Tiếp đó, để hợp pháp việc Nguyễn Công T. mở tài khoản và giao dịch chứng khoán tại Tràng An, Phó tổng giám đốc Trịnh Văn Toàn đã ký xác nhận Nguyễn Công T sở hữu 3 mã chứng khoán gồm tổng số 30.000 cổ phiếu VCG, PVA và CII với tổng mệnh giá trên 17 tỷ đồng do Tràng An quản lý.
Đồng thời trong xác nhận này, phía Tràng An cam kết phong tỏa 3 mã chứng khoán trên để đảm bảo cho khoản ủy thác đầu tư của Ngân hàng SHB đối với anh T. Lê Quang Hưng tiếp tục giả chữ ký của anh Nguyễn Công T trong hợp đồng cầm cố số chứng khoán trên cho Tràng An.
Căn cứ tài liệu do Công ty Chứng khoán Tràng An cung cấp về khách hàng Nguyễn Công T. cùng giấy đề nghị ủy thác vốn của anh T (do Lê Quang Hưng giả chữ ký), đầu tháng 1/2011, Ngân hàng SHB đã ký hợp đồng ủy thác đầu tư với Nguyễn Công T.
Theo đó, số tiền mà ngân hàng ủy thác đầu tư cho anh T. theo quy định là 17 tỷ đồng, thời hạn ủy thác là 180 ngày kể từ khi giải ngân. Thực hiện hợp đồng trên, Ngân hàng SHB đã chuyển 17 tỷ đồng vào tài khoản của Công ty Tràng An. Sau khi nhận được tiền, phía Công ty Tràng An đã dùng ngay số tiền này để trả nợ các khoản vay trước đã đến hạn. Ngoài ra, Tràng An còn sử dụng tiền này để cho khách hàng vay theo hình thức kinh doanh.
Tuy nhiên, đến giữa năm 2001, thị trường chứng khoán sụt giảm thê thảm, giá trị chứng khoán cầm cố không đủ đảm bảo cho khoản tiền đã ủy thác đầu tư, phía Ngân hàng SHB yêu cầu khách hàng Nguyễn Công T. cầm cố thêm tài sản đảm bảo và đề nghị Công ty Chứng khoán Tràng An phong tỏa những chứng khoán mà anh Nguyễn Công T. đã cầm cố tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam nhằm đảm bảo khả năng trả nợ thì mới gia hạn hợp đồng tiếp.
Do không trả được khoản tiền đã gian dối nhận được từ việc làm giả hồ sơ nhận ủy thác đầu tư của khách hàng Nguyễn Công T., cuối tháng 6/2011, Lê Hồ Khôi cùng Trịnh Văn Toàn tiếp tục tự ý ký cầm cố và phong tỏa chứng khoán tại Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam của 7 khách hàng với mục đích để cho khoản tiền 17 tỷ đồng nhận ủy thác đầu tư đứng tên anh Nguyễn Công T. được gia hạn hợp đồng. Đến nay, trong số tiền 17 tỷ đồng đã chiếm đoạt trên, Tràng An mới chỉ trả cho phía Ngân hàng SHB một nửa.
Được biết, ngoài hành vi chiếm đoạt 17 tỷ đồng của Ngân hàng SHB, hiện Cơ quan CSĐT Công an Hà Nội đang tiếp tục làm rõ hành vi chiếm đoạt cổ phiếu và tiền cổ tức của trên 15.000 tài khoản của khách hàng là cá nhân mở tại Công ty Chứng khoán Tràng An; tạo dựng hồ sơ vay vốn giả để chiếm đoạt tiền của một số ngân hàng và công ty tài chính khác với số tiền lên tới gần 200 tỷ đồng.
Những sai phạm này đã được phát hiện từ khoảng đầu tháng 10/2012, hàng loạt khách hàng của Công ty Chứng khoán Tràng An hết sức choáng váng khi phát hiện toàn bộ tài sản trong tài khoản mở tại công ty bỗng dưng “không cánh mà bay”.
Riêng trong năm 2012, trước "dàn" lãnh đạo của Công ty Chứng khoán Tràng An, nhiều lãnh đạo các công ty chứng khoán khác cũng bị Cơ quan Công an bắt giữ. Điển hình như ông Phan Huy Chí, nguyên Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán SME và ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch HĐQT bị khởi tố và bắt tạm giam ngày 2/8/2012 về tội "Lừa đảo chiếm đoạt tài sản".
Tháng 5/2012, ông Hoàng Xuân Quyến, nguyên Tổng giám đốc Công ty Chứng khoán Liên Việt cũng bị bắt giam về hành vi lạm quyền, đồng ý cho thế chấp cổ phiếu OTC vào công ty gây thiệt hại tài chính hàng chục tỉ đồng. Nguyên nhân chủ yếu của các vụ việc trên đều là chủ quan từ phía những người dựa vào vị trí, công việc của mình để lợi dụng, kiếm lợi bất chính, bất chấp đạo đức nghề nghiệp và pháp luật.
Nguồn CAND