Thời Báo Tài Chính

 
Quang Minh Chủ Nhật | 26/11/2017 11:07

Chứng khoán KIS: Ngành ngân hàng sẽ tiếp tục cải thiện trong quý IV

Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS vừa đưa ra báo cáo triển vọng ngành ngân hàng trong nửa sau của năm 2017.

Tình hình hoạt động ngành ngân hàng trong 9 tháng đầu năm 2017

Theo KIS, trong năm 2017, các ngân hàng hưởng lợi từ việc nới lỏng tín dụng. Tính đến ngày 30.9.2017, tín dụng toàn nền kinh tế tăng 12,9%, mức tăng cao nhất trong 5 năm, tập trung vào lĩnh vực kinh doanh (80%).

Lãi suất cho vay giảm 0,5-1% cho các lĩnh vực ưu tiên theo chủ trương của Chính phủ nhằm thúc đẩy tăng trưởng GDP, lãi suất huy động cũng giảm 0,03-0,05% do thanh khoản hệ thống dồi dào.

Chung khoan KIS: Nganh ngan hang se tiep tuc cai thien trong quy IV
 

Điều này giúp cho bức tranh lợi nhuận 9 tháng của các ngân hàng cũng trở nên tích cực, dẫn đầu là các ngân hàng như Ngân hàng Thương mại Cổ phần (NHTMCP)  Ngoại Thương (HoSE:VCB); NHTMCP Á Châu (HNX: ACB), NHTMCP Việt Nam Thịnh Vượng (HoSE: VPB); NHTMCP Bưu Điện Liên Việt (UPCom: LPB). Doanh thu lãi thuần tăng 26,4% và lợi nhuận ròng tăng 30,4%.

Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu 2017 đạt 2,9%, so với mức 2,48% trong nửa đầu năm 2017. Tính luôn cả nợ xấu do VAMC nắm giữ thì tỷ lệ này đạt 6,4%, tương đương khoảng 415.000 tỷ đồng.

Triển vọng quý IV

Trong quý IV/2017, tốc độ tăng trưởng của các ngân hàng tiếp tục được cải thiện nhờ tín dụng tiếp tục mở rộng (dự kiến tính dụng sẽ tăng trưởng 20-21% trong cả năm 2017) và dư địa tín dụng vẫn còn. Thị trường tín dụng bán lẻ tiếp tục sôi động nhờ nhu cầu tiêu dùng cá nhân và hộ gia đình tăng. Việc các ngân hàng vẫn tích cực xử lý nợ xấu trong thời gian qua được kỳ vọng sẽ giúp thúc đẩy lợi nhuận, ACB và VCB sẽ đặc  biệt hưởng lợi bởi việc này, theo KIS.

Chung khoan KIS: Nganh ngan hang se tiep tuc cai thien trong quy IV
 

Mặt bằng lãi suất cũng được giữ ổn định, nhờ thanh khoản dồi dào, trong khi rủi ro lạm phát và tỷ giá được kiểm soát.

Việc tái cơ cấu chủ yếu diễn ra ở ba ngân hàng là NHTMCP Sài Gòn Thương Tín (HoSE: STB), NHTMCP Xuất nhập khẩu (HoSE: EIB) và 3 ngân hàng 0 đồng đã giúp giảm thiểu rủi ro hệ thống.

Bên cạnh đó, ngành ngân hàng cũng phải đối diện với nhiều thách thức. Theo KIS, việc tăng trưởng tín dụng nhanh sẽ dẫn đến áp lực nợ xấu gia tăng, chi phí dự phòng tăng mạnh khiến lợi nhuận bị thu hẹp. KIS nêu các ngân hàng sẽ bị ảnh hưởng bao gồm: BID, STB, EIB, SHB, VPB.

Ngoài ra, tiến động thu hồi nợ và xử lý tài sản diễn ra khá chậm do Nghị quyết 42 vẫn chưa hoàn thiện.. Hiện tại, tổng dư nợ trong nội bảng của Công ty Quản lý Tài sản Việt Nam (VAMC) ở mức 296.550 tỷ đồng. KIS kỳ vọng tiến độ xử lý nợ xấu sẽ diễn ra triệt để hơn vào năm 2018.

Chung khoan KIS: Nganh ngan hang se tiep tuc cai thien trong quy IV
 

KIS cũng quan ngại về tình hình sở hữu chéo giữa các ngân hàng vẫn chưa được giải quyết triệt để, và điều này có thể làm chậm quá trình tái cơ cấu hệ thống ngân hàng.

Nhận định của KIS về một số ngân hàng trong hệ thống

-NHTMCP Á Châu: Hoàn thành xử lý nợ xấu trong năm 2017, triển vọng lợi nhuận cao năm 2018.

-NHTMCP Ngoại thương Việt Nam: Vị thế đầu ngành, chất lượng tài sản vượt trội, kỳ vọng thoái vốn ở hàng loạt ngân hàng và tổ chức tài chính.

-NHTMCP Quân đội: Triển vọng ổn định, chiến lược phát triển thận trọng. Sắp thoái vốn tại MBLand.

-NHTMCP Công Thương: Áp lực tăng vốn đáp ứng BASEL II kiềm hãm sự tăng trưởng.

-NHTMCP Quốc tế Việt Nam: Ổn định, chưa có nhiều bứt phá.

-NHTMCP Sài Gòn Thương Tín: Tiến độ tái cơ cấu được đẩy mạnh nhờ nhóm cổ đông mới tuy nhiên vẫn sẽ cần nhiều thời gian.

-NHTMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam: Gánh nặng dự phòng lớn, áp lực lớn từ BASEL II.

-NHTMCP Bưu điện Liên Việt: Lợi thế cạnh tranh đến từ hơn 10.000 điểm giao dịch trên mạng lưới bưu điện.

-NHTMCP Việt Nam Thịnh vượng: Hiệu quả hoạt động vượt trội nhờ FE Credit nhưng nợ xấu tiềm ẩn cao.

-NHTMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam: Chất lượng tài sản kém.

-NHTMCP Sài gòn - Hà nội : Nợ xấu vẫn chưa được giải quyết triệt để.