Thứ Sáu | 01/02/2013 08:35
Chứng khoán Bản Việt: Chứng chỉ lưu ký phù hợp hơn phát hành cổ phiếu cho khối ngoại
Việc dùng chứng chỉ lưu ký sẽ giúp mỗi công ty chỉ có 1 mã duy nhất, có thể chuyển đổi ngược thành cổ phiếu, và thực hiện nhanh chóng hơn.
Công ty cổ phần chứng khoán Bản Việt (VCSC) vừa có báo cáo chiến lược ngày 31/1 về cổ phiếu không có quyền biểu quyết phát hành cho khối ngoại.
Loại hình cổ phiếu này đã được thực hiện ở Brazil, Philippines và Thái Lan theo hai phương thức khác nhau: phát hành cổ phiếu mới hoặc chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDRs). VCSC cho rằng, hình thức NVDR phù hợp với thị trường Việt Nam hơn.
Theo VCSC, không phải nhà đầu tư nào cũng muốn tham gia biểu quyết về hoạt động công ty. Ví dụ, các quỹ ETF và nhiều quỹ đầu tư chỉ nhắm đến mục đích tạo lợi nhuận từ biến động giá cổ phiếu. Nhưng đối với những thị trường quy mô nhỏ như Việt Nam, các nhà đầu tư này lại có ảnh hưởng lớn về thanh khoản và tạo tính liên tục cho giá thị trường
So với cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết của Brazil và Philippines, hình thức NVDR của Thái Lan có 3 ưu điểm.
Thứ nhất, NVDR đơn giản hơn vì mỗi công ty sẽ chỉ có một mã duy nhất và một mức giá duy nhất đối với cổ phiếu có quyền biểu quyết lẫn cổ phiếu không có quyền biểu quyết.
Thứ hai, NVDR linh hoạt hơn vì có thể được chuyển đổi ngược thành cổ phiếu thông thường nếu cần thiết và trong room cho phép dành cho khối ngoại.
Thứ ba, NVDR thực hiện nhanh chóng hơn vì được phát hành theo nhu cầu người mua trong khi việc phát hành thêm cổ phiếu chỉ có thể thực hiện khi doanh nghiệp có nguyện vọng và được cổ đông chấp thuận.
Đại diện của UBCKNN cho biết việc mở rộng room khối ngoại thêm 10% có thể được thực hiện ngay trong quý I/2013, nhưng thị trường vẫn chưa có hướng dẫn về quy trình cụ thể. Vì vậy, một số nguồn trên thị trường cho rằng phát biểu này đồng nghĩa với việc sẽ cho phép phát hành một loại cổ phiếu mới, trước mắt thông qua lựa chọn các công ty mà room khối ngoại đã đạt mức tối đa như VNM và FPT. VSC cho rằng, NVDR là lựa chọn phù hợp hơn.
VCSC cho rằng có thể sẽ phải đợi đến nửa cuối năm 2013 nhưng ít nhất việc các cơ quan chức năng đang nỗ lực thực hiện là tin tức tích cực đối với các nhà đầu tư nước ngoài và thị trường chứng khoán Việt Nam.
Loại hình cổ phiếu này đã được thực hiện ở Brazil, Philippines và Thái Lan theo hai phương thức khác nhau: phát hành cổ phiếu mới hoặc chứng chỉ lưu ký không có quyền biểu quyết (NVDRs). VCSC cho rằng, hình thức NVDR phù hợp với thị trường Việt Nam hơn.
Theo VCSC, không phải nhà đầu tư nào cũng muốn tham gia biểu quyết về hoạt động công ty. Ví dụ, các quỹ ETF và nhiều quỹ đầu tư chỉ nhắm đến mục đích tạo lợi nhuận từ biến động giá cổ phiếu. Nhưng đối với những thị trường quy mô nhỏ như Việt Nam, các nhà đầu tư này lại có ảnh hưởng lớn về thanh khoản và tạo tính liên tục cho giá thị trường
So với cổ phiếu ưu đãi không có quyền biểu quyết của Brazil và Philippines, hình thức NVDR của Thái Lan có 3 ưu điểm.
Thứ nhất, NVDR đơn giản hơn vì mỗi công ty sẽ chỉ có một mã duy nhất và một mức giá duy nhất đối với cổ phiếu có quyền biểu quyết lẫn cổ phiếu không có quyền biểu quyết.
Thứ hai, NVDR linh hoạt hơn vì có thể được chuyển đổi ngược thành cổ phiếu thông thường nếu cần thiết và trong room cho phép dành cho khối ngoại.
Thứ ba, NVDR thực hiện nhanh chóng hơn vì được phát hành theo nhu cầu người mua trong khi việc phát hành thêm cổ phiếu chỉ có thể thực hiện khi doanh nghiệp có nguyện vọng và được cổ đông chấp thuận.
Đại diện của UBCKNN cho biết việc mở rộng room khối ngoại thêm 10% có thể được thực hiện ngay trong quý I/2013, nhưng thị trường vẫn chưa có hướng dẫn về quy trình cụ thể. Vì vậy, một số nguồn trên thị trường cho rằng phát biểu này đồng nghĩa với việc sẽ cho phép phát hành một loại cổ phiếu mới, trước mắt thông qua lựa chọn các công ty mà room khối ngoại đã đạt mức tối đa như VNM và FPT. VSC cho rằng, NVDR là lựa chọn phù hợp hơn.
VCSC cho rằng có thể sẽ phải đợi đến nửa cuối năm 2013 nhưng ít nhất việc các cơ quan chức năng đang nỗ lực thực hiện là tin tức tích cực đối với các nhà đầu tư nước ngoài và thị trường chứng khoán Việt Nam.
Nguồn Khampha/VCSC