Chủ tịch UBCK: "Ủy ban chứng khoán ủng hộ phát hành dưới mệnh giá"
Ông Vũ Bằng, Chủ tịch Ủy ban chứng khoán Nhà nước đã có traođổi với phóng viên báo Đầu tư chứng khoán về quan điểm của Ủy ban trong việcphát hành dưới mệnh giá và quy định hạn chế chuyển nhượng trong phát hành riênglẻ.
Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, thị trường chứng khoán sụt giảm, thì việc tiếpcận vốn của các doanh nghiệp trở nên khó khăn hơn. Chủ trương hiện nay của Banlãnh đạo Ủy ban chứng khoán (UBCK) là ủng hộ gỡ khó cho doanh nghiệp trong việchuy động vốn. Đối với vấn đề phát hành dưới mệnh giá, về căn bản, nghị quyết đạihội cổ đông của doanh nghiệp đã được các cổ đông thông qua, phương án pháthành, có phương án sử dụng vốn được cổ đông thông qua, bản thân doanh nghiệp thấycần thiết phải huy động vốn để tiếp tục vượt qua khó khăn. Khi đó, phát hành dướimệnh giá là một nhu cầu chính đáng, cần được ủng hộ. Tuy nhiên, hiện nay có nhiềuvướng mắc pháp lý là rào cản lớn với cả cơ quan quản lý và doanh nghiệp.
Chúng tôi sẽ họp thêm lần nữa, bởi ngay trong Ủy ban, các vụ chức năng cũng cóý kiến rất khác nhau. Chủ trương của lãnh đạo UBCK là ủng hộ, nhưng phải gỡ nhưthế nào để đảm bảo chặt chẽ về mặt pháp lý, không có ảnh hưởng không mong muốn.Bởi khi doanh nghiệp phát hành dưới mệnh giá, số tiền thu về không đúng như sốtiền đăng ký vốn điều lệ, dẫn đến việc vốn điều lệ ảo, sau này có thể sẽ ảnh hưởngđến việc xử lý nợ, đặc biệt đối với các tổ chức kinh doanh chứng khoản phải ghivốn điều lệ trên giấy phép.
Vấn đề đầu tiên là thặng dư vốn cổ phần thì chúng tôi đã báo cáo Bộ tài chínhvà Bộ cho ý kiến rồi. Phát hành dưới mệnh giá, thặng dư vốn cổ phần là âm, thìsẽ xử lý bằng các bút toán trong hạch toán kế toán. Nhưng vấn đề tiếp theo liênquan đến tuân thủ luật doanh nghiệp, UBCK xin ý kiến Bộ kế hoạch và đầu tư và Bộtrả lời theo 2 ý.
Thứ nhất là vốn điều lệ được tính theo số cổ phần nhân với mệnh giá. Số cổ phầnlà số tiền nhà đầu tư thực góp, thực trả tiền. Chữ " thực" thanhtoán, thanh toán đủ là một vấn đề khó trong trường hợp này. Thứ hai là vấn đềnày rất mới, trong các văn bản pháp luật chưa có quy định nên thời gian tới cầnnghiên cứu sửa đổi.
Hiện tại, chúng tôi đang ở vị thế khó, bởi UBCK với tư cách là cơ quan thihành, không phải đơn vị ban hành các văn bản pháp luật, nên khả năng gỡ rối vềpháp lý của UBCK rất hạn chế.
Bây giờ phải gỡ bằng cách, những cái gì khó giải quyết hơn thì tạm gác sang mộtbên, ví dụ trường hợp phát hành của CTCK, tổ chức kinh doanh chứng khoán. Đối vớicác công ty cổ phần còn lại, trường hợp có thể xử lý trước là doanh nghiệp cóthặng dư vốn cổ phần để đảm bảo bù đủ được phần âm thặng dư vốn cổ phần từ pháthành cổ phiếu dưới mệnh giá để đảm bảo vốn điều lệ không bị ảo.
Tất nhiên, đây mới là dự định của UBCK , bởi UBCK không thể tự quyết tất cả màvẫn phải xin ý kiến các bên liên quan. Chúng tôi đang xin ý kiến của Bộ, gỡ đượcđối với các trường hợp có thặng dư vốn cổ phần.
Đốivới phát hành riêng lẻ, các doanh nghiệp vẫn kêu khó tìm đối tác do bị vướng điềukiện ràng buộc 1 năm chuyển nhượng. Liệu BUCK có hướng để thay đổi quy địnhnày?
Thực ra, việc hạn chế chuyển nhượng 1 năm đối với cổ phiếu phát hành riêng lẻtheo thông lệ quốc tế là hướng đến nhà đầu tư chiến lược, lâu dài. Tôi cho rằng,Việt Nam không nên bỏ qua điều đó. Giai đoạn này, doanh nghiệp đang khó khăn, họcần có nhà đầu tư chiến lược, bởi nhà đầu tư chiến lược thường có cam kết hỗ trợlâu dài cho doanh nghiệp, giúp doanh nghiệp ổn định.
Nếu là nhà đầu tư ngắn hạn, đầu tư để hưởng chênh lệch giá, thì đúng là có thểgiải quyết bài toán huy động vốn cho doanh nghiệp trong lúc này, nhưng có thểdoanh nghiệp sẽ phải đối mặt với những thách thức khác, ví dụ áp lực tạo điềukiện cho họ rút vốn. Thêm nữa, về vấn đề này, văn bản pháp lý đã ban hành rồi,không dễ sửa đổi trong ngắn hạn.
Nguồn Đầu tư chứng khoán