Thứ Năm | 31/05/2012 13:10
Chủ tịch SHN: "SHN 2 năm tới chưa thể phá sản"
Chủ tịch HĐQT của SHN, ông Đinh Hồng Long khẳng định, từ nay đến cuối năm dòng tiền của SHN yếu, tuy nhiên, HĐQT sẽ không tự nguyện giải thể.
Ngày 31/5, công ty cổ phần Đầu tư Tổng hợp Hà Nội, mã SHN, đã tiến hành tổ chức ĐHĐCĐ thường niên năm 2012 lần 3. Mặc dù tổ chức lần 3 nhưng cổ đông tham dự trực tiếp đại hội và ủy quyền vẫn rất ít chỉ đạt 3,86% số cổ phần có quyền biểu quyết nhưng Đại hội vẫn diễn ra.
Tại Đại hội vấn đề đặc biệt quan tâm của cổ đông đó là tình trạng hoạt động của SHN, liệu SHN có phá sản hay không, và phần trăm thu hồi công nợ 238 tỷ đồng từ công ty cổ phần Beta BQP là như thế nào?
Phá sản hay không phá sản?
Trả lời câu hỏi của công đông về vấn đề tình trạng hoạt động của Công ty, và với khó khăn hiện tại liệu rằng SHN có phá sản không? Ông Đinh Hồng Long, Chủ tịch HĐQT của SHN cho biết, về phá sản của một Công ty theo quy định có hai bước.
Bước một là có trên 75% số cổ đông của SHN tự nguyện giải tán, bán tài sản và chia theo tỷ lệ. Tuy nhiên, với quyết tâm của HĐQT và Ban lãnh đạo SHN sẽ không làm điều này. HĐQT luôn mong muốn vượt qua được khó khăn này, và tìm cách tháo gỡ để phát triển. Để việc dính vào khoản nợ khó đòi 238 tỷ đồng tại Beta là điều không lường trước được, do kỳ vọng của HĐQT là quá lớn trong lúc thị trường BĐS nóng, sẽ có thể đem lại lợi nhuận cao cho Công ty nên đã ký Hợp tác với Beta.
Trên phương tiện truyền thông, báo chí đã có thông tin mới nhất là ông Nguyễn Anh Quân là Tổng Giám đốc của Beta mà SHN đang đòi nợ đã bị bắt. Do đó, SHN sẽ tìm tháo gỡ khó khăn để có thể thu hồi được công nợ
Bước hai, Luật phát đã quy định với một công ty niêm yếu nếu lỗ hết vốn chủ sở hữu hoặc lỗ 3 năm liên tiếp thì sẽ hủy niêm yết, và có thể sẽ dẫn đến phá sản.
Ông Long khẳng định: "SHN trong vòng 2 năm tới chưa thể phá sản được, HĐQT cũng đang cố gắng để theo đuổi. Trừ khi trong trường hợp có nhóm cổ đông nào nắm trên 75% họp lại với nhau tự nguyện phá sản".
Dòng tiền yếu
Trong năm 2011, SHN dính một thương vụ giao dịch với CTCP Beta BQP do ông Nguyễn Anh Quân làm Tổng Giám đốc đã ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của SHN, dẫn đến số nợ xấu lớn, SHN phải trích lập dự phòng,
Đáng chú ý trong thương vụ này là SHN ký Hợp đồng hợp tác với Beta với tổng số vốn đầu tư vào dự án Thanh Hà Cienco 5 là 379 tỷ đồng, trong đó SHN đã chuyển cho Beta 238 tỷ đồng (200 tỷ tiền đặt cọc và 38 tỷ đồng để thực hiện kinh doanh) và SHN ký hợp đồng hợp tác với nhóm thể nhân ngày 28/01/2011 với nội dung nhóm này tự nguyện góp vốn cùng với SHN 229 tỷ đồng để cùng thực hiện dự án này.
Việc ký Hợp đồng cho vay với số tiền trên 379 tỷ đồng, giá trị vượt quá 50% tổng giá trị tài sản. Nhưng, SHN cho vay 238 tỷ đồng chiếm 40% tổng giá trị tài sản vẫn nằm trong mức quy định của pháp luật và Điều lệ của SHN.
Tính đến ngày 31/12/2011, tổng công nợ ngắn hạn của SHN là 358,9 tỷ đồng, tổng tài sản ngắn hạn là 355,22 tỷ đồng, trong đó các khoản phải thu liên quan đến Công ty Beta BQP và ông Nguyễn Anh Quân là 238 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán, SHN đã trích lập dự phòng 71,4 tỷ đồng, năm 2011 SHN lỗ 147 tỷ đồng, lũy kế đến hết quý 1/2012 là 164 tỷ đồng.
Với tình hình tài chính như trên, khả năng tiếp tục hoạt động của SHN phụ thuộc phần lớn vào khả năng thu hồi công nợ liên quan đến Công ty CP Beta BQP và ông Nguyễn Anh Quân cũng như thu xếp các khoản nợ ngắn hạn của SHN.
Ông Long cho biết, hiện SHN có dòng tiền rất yếu và khó khăn,nếu mảng xuất khẩu và thương mại hoạt động tốt hơn thì cũng chi đủ chi phí để "nuôi quân" và quản lý, cũng chỉ lấy thu bù chi.
Một số khoản nợ giao sắt thép hiện cũng đang khó đòi, khoảng hơn 10 tỷ đồng. Mảng xuất khẩu lao động cũng chỉ đạt khoảng từ 5-7 tỷ đồng doanh thu.
Tình hình đầu tư một số dự án
Đến nay do tình hình tài chính của SHN gặp vấn đề, cùng với đó là thị trường bất động sản có nhiều khó khăn. Một số dự án đầu tư SHN đã phải tạm dừng.
Dự án văn phòng, TTTM, căn hộ tại Phạm Hùng hợp tác với STP, dự án này ban đầu dự kiến quy mô khoảng 2,5ha, nhưng cùng với STP cũng có Tổng Cục II xin đầu tư dự án nên UBND Thành phố HN đã cấp chứng nhận đầu tư 2,1ha nên việc triển khai dự án này có thể phải dừng triển khai.
Dự án Thủy điện ĐăkPru Hanic năm 2011 đã hoàn thành toàn bộ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng do tình hình tài chính khó khăn nên chủ đầu tư đã tạm dừng dự án này.
Dự án Vạn Minh tại Phú Xuyên, Hà Nội, Theo quy hoạch chung Hà Nội dự án đang được điều chỉnh QHCT theo hướng công trình dịch vụ công công, nhà ở công nhân phục vụ cho KCN tại Phú Xuyên.
Dự án The Pride hiện đã thông công đến tầng 34, dự án này HANIC đã hợp tác với Hải Phát để đầu tư. Hiện sàn BĐS HANIC đang tiến hành bán sản phẩm dự án này tới khách hàng.
Dự án Tài Nguyên EcoCity, SHN cũng hợp tác với CTCP Tài Nguyên (TNT) để thực hiện đầu tư. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn nên dự án này cũng được chủ đầu tư tạm dừng triển khai.
Đặc biệt liên quan đến khoản công nợ của Beta là 238 tỷ đồng, trong việc hợp tác này ông Nguyễn Anh Quân đã lấy tài sản đảm bảo là dự án Khu dân cư tại Bình Dương có quy mô 43ha do Công ty TNHH đầu tư - Xây dựng Tân Phú làm chủ đầu tư là tài sản đảm bảo. Bằng việc Công ty Âu Lạc chuyển nhượng 90% vốn cổ phần cho ông Nguyễn Thanh Tùng (đại diện cho HANIC nhận chuyển nhượng), đồng nghĩa với việc sở hữu 63% vốn điều lệ của Công ty Tân Phú. Tuy nhiên, đến nay HANIC vẫn chưa có tên trong Đăng ký kinh doanh của Âu Lạc và chưa được tiếp cận với dự án này.
Ngoài ra, trong năm 2011, SHN cũng đã chuyển nhượng 1,1 triệu cổ phần tương đương 11 tỷ đồng theo mệnh giá tại CTCP phát triển hạ tầng Kim Giang đang thực hiện dự án KCN Điềm Thụy tại Thái Nguyên cho CTCP Đầu tư thương mại Thịnh Lâm với giá 5,5 tỷ đồng. Đổi lại SHN được quyền tham gia 51% giá trị dự án KĐT sinh thái 35ha tại Hòa Bình.
Tại Đại hội vấn đề đặc biệt quan tâm của cổ đông đó là tình trạng hoạt động của SHN, liệu SHN có phá sản hay không, và phần trăm thu hồi công nợ 238 tỷ đồng từ công ty cổ phần Beta BQP là như thế nào?
Phá sản hay không phá sản?
Trả lời câu hỏi của công đông về vấn đề tình trạng hoạt động của Công ty, và với khó khăn hiện tại liệu rằng SHN có phá sản không? Ông Đinh Hồng Long, Chủ tịch HĐQT của SHN cho biết, về phá sản của một Công ty theo quy định có hai bước.
Bước một là có trên 75% số cổ đông của SHN tự nguyện giải tán, bán tài sản và chia theo tỷ lệ. Tuy nhiên, với quyết tâm của HĐQT và Ban lãnh đạo SHN sẽ không làm điều này. HĐQT luôn mong muốn vượt qua được khó khăn này, và tìm cách tháo gỡ để phát triển. Để việc dính vào khoản nợ khó đòi 238 tỷ đồng tại Beta là điều không lường trước được, do kỳ vọng của HĐQT là quá lớn trong lúc thị trường BĐS nóng, sẽ có thể đem lại lợi nhuận cao cho Công ty nên đã ký Hợp tác với Beta.
Trên phương tiện truyền thông, báo chí đã có thông tin mới nhất là ông Nguyễn Anh Quân là Tổng Giám đốc của Beta mà SHN đang đòi nợ đã bị bắt. Do đó, SHN sẽ tìm tháo gỡ khó khăn để có thể thu hồi được công nợ
Bước hai, Luật phát đã quy định với một công ty niêm yếu nếu lỗ hết vốn chủ sở hữu hoặc lỗ 3 năm liên tiếp thì sẽ hủy niêm yết, và có thể sẽ dẫn đến phá sản.
Ông Long khẳng định: "SHN trong vòng 2 năm tới chưa thể phá sản được, HĐQT cũng đang cố gắng để theo đuổi. Trừ khi trong trường hợp có nhóm cổ đông nào nắm trên 75% họp lại với nhau tự nguyện phá sản".
Dòng tiền yếu
Trong năm 2011, SHN dính một thương vụ giao dịch với CTCP Beta BQP do ông Nguyễn Anh Quân làm Tổng Giám đốc đã ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động của SHN, dẫn đến số nợ xấu lớn, SHN phải trích lập dự phòng,
Đáng chú ý trong thương vụ này là SHN ký Hợp đồng hợp tác với Beta với tổng số vốn đầu tư vào dự án Thanh Hà Cienco 5 là 379 tỷ đồng, trong đó SHN đã chuyển cho Beta 238 tỷ đồng (200 tỷ tiền đặt cọc và 38 tỷ đồng để thực hiện kinh doanh) và SHN ký hợp đồng hợp tác với nhóm thể nhân ngày 28/01/2011 với nội dung nhóm này tự nguyện góp vốn cùng với SHN 229 tỷ đồng để cùng thực hiện dự án này.
Việc ký Hợp đồng cho vay với số tiền trên 379 tỷ đồng, giá trị vượt quá 50% tổng giá trị tài sản. Nhưng, SHN cho vay 238 tỷ đồng chiếm 40% tổng giá trị tài sản vẫn nằm trong mức quy định của pháp luật và Điều lệ của SHN.
Tính đến ngày 31/12/2011, tổng công nợ ngắn hạn của SHN là 358,9 tỷ đồng, tổng tài sản ngắn hạn là 355,22 tỷ đồng, trong đó các khoản phải thu liên quan đến Công ty Beta BQP và ông Nguyễn Anh Quân là 238 tỷ đồng đã quá hạn thanh toán, SHN đã trích lập dự phòng 71,4 tỷ đồng, năm 2011 SHN lỗ 147 tỷ đồng, lũy kế đến hết quý 1/2012 là 164 tỷ đồng.
Với tình hình tài chính như trên, khả năng tiếp tục hoạt động của SHN phụ thuộc phần lớn vào khả năng thu hồi công nợ liên quan đến Công ty CP Beta BQP và ông Nguyễn Anh Quân cũng như thu xếp các khoản nợ ngắn hạn của SHN.
Ông Long cho biết, hiện SHN có dòng tiền rất yếu và khó khăn,nếu mảng xuất khẩu và thương mại hoạt động tốt hơn thì cũng chi đủ chi phí để "nuôi quân" và quản lý, cũng chỉ lấy thu bù chi.
Một số khoản nợ giao sắt thép hiện cũng đang khó đòi, khoảng hơn 10 tỷ đồng. Mảng xuất khẩu lao động cũng chỉ đạt khoảng từ 5-7 tỷ đồng doanh thu.
Tình hình đầu tư một số dự án
Đến nay do tình hình tài chính của SHN gặp vấn đề, cùng với đó là thị trường bất động sản có nhiều khó khăn. Một số dự án đầu tư SHN đã phải tạm dừng.
Dự án văn phòng, TTTM, căn hộ tại Phạm Hùng hợp tác với STP, dự án này ban đầu dự kiến quy mô khoảng 2,5ha, nhưng cùng với STP cũng có Tổng Cục II xin đầu tư dự án nên UBND Thành phố HN đã cấp chứng nhận đầu tư 2,1ha nên việc triển khai dự án này có thể phải dừng triển khai.
Dự án Thủy điện ĐăkPru Hanic năm 2011 đã hoàn thành toàn bộ công tác bồi thường giải phóng mặt bằng nhưng do tình hình tài chính khó khăn nên chủ đầu tư đã tạm dừng dự án này.
Dự án Vạn Minh tại Phú Xuyên, Hà Nội, Theo quy hoạch chung Hà Nội dự án đang được điều chỉnh QHCT theo hướng công trình dịch vụ công công, nhà ở công nhân phục vụ cho KCN tại Phú Xuyên.
Dự án The Pride hiện đã thông công đến tầng 34, dự án này HANIC đã hợp tác với Hải Phát để đầu tư. Hiện sàn BĐS HANIC đang tiến hành bán sản phẩm dự án này tới khách hàng.
Dự án Tài Nguyên EcoCity, SHN cũng hợp tác với CTCP Tài Nguyên (TNT) để thực hiện đầu tư. Tuy nhiên, do tình hình khó khăn nên dự án này cũng được chủ đầu tư tạm dừng triển khai.
Đặc biệt liên quan đến khoản công nợ của Beta là 238 tỷ đồng, trong việc hợp tác này ông Nguyễn Anh Quân đã lấy tài sản đảm bảo là dự án Khu dân cư tại Bình Dương có quy mô 43ha do Công ty TNHH đầu tư - Xây dựng Tân Phú làm chủ đầu tư là tài sản đảm bảo. Bằng việc Công ty Âu Lạc chuyển nhượng 90% vốn cổ phần cho ông Nguyễn Thanh Tùng (đại diện cho HANIC nhận chuyển nhượng), đồng nghĩa với việc sở hữu 63% vốn điều lệ của Công ty Tân Phú. Tuy nhiên, đến nay HANIC vẫn chưa có tên trong Đăng ký kinh doanh của Âu Lạc và chưa được tiếp cận với dự án này.
Ngoài ra, trong năm 2011, SHN cũng đã chuyển nhượng 1,1 triệu cổ phần tương đương 11 tỷ đồng theo mệnh giá tại CTCP phát triển hạ tầng Kim Giang đang thực hiện dự án KCN Điềm Thụy tại Thái Nguyên cho CTCP Đầu tư thương mại Thịnh Lâm với giá 5,5 tỷ đồng. Đổi lại SHN được quyền tham gia 51% giá trị dự án KĐT sinh thái 35ha tại Hòa Bình.
Nguồn CafeF