Thứ Năm | 13/12/2012 07:25
Chính sách tín dụng kém hiệu quả
Dự báo, tín dụng năm 2012 ước tăng khoảng 5% là quá thấp so với yêu cầu của doanh nghiệp.
Theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế-xã hội quốc gia (Bộ Kế hoạch Đầu tư), tốc độ tăng tín dụng trong 6 tháng cuối năm 2012 có cải thiện so với nửa đầu năm nhưng mức độ chưa như mong đợi.
Dự báo, tín dụng năm 2012 ước tăng khoảng 5% là quá thấp so với yêu cầu của doanh nghiệp. Tốc độ tăng tín dụng hạn chế là điều nghịch lý khi nền kinh tế Việt Nam đang khát vốn, cho thấy thực trạng đáng lo khác có thể xảy ra là sự mất cân bằng giữa lãi suất huy động và cho vay, rủi ro lãi suất. Điều này xuất phát từ việc tín dụng tăng thấp nhưng huy động tăng cao.
Cũng theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia, dù doanh nghiệp xuất khẩu trong nước gặp khó khăn phải thu hẹp quy mô sản xuất nhưng tăng trưởng xuất khẩu năm 2012 vẫn đạt hơn 16% là điểm sáng của nền kinh tế.
Dự báo năm 2013, các nền kinh tế châu Âu, Mỹ trên đà hồi phục sẽ tạo thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, sự sụt giảm tăng trưởng của Ấn Độ, Trung Quốc sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam về nhân công, chi phí đầu vào...
Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu dự báo sẽ cải thiện vào năm tới khi được ưu tiên từ các chính sách cứu trợ và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, chè… sẽ tiếp tục có thị trường ổn định.
Tuy nhiên, việc Việt Nam đang xóa bỏ dần và giảm thiểu các trợ cấp xuất khẩu theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có thể làm hàng xuất khẩu mất dần lợi thế cạnh tranh tương đối.
Dự báo, tín dụng năm 2012 ước tăng khoảng 5% là quá thấp so với yêu cầu của doanh nghiệp. Tốc độ tăng tín dụng hạn chế là điều nghịch lý khi nền kinh tế Việt Nam đang khát vốn, cho thấy thực trạng đáng lo khác có thể xảy ra là sự mất cân bằng giữa lãi suất huy động và cho vay, rủi ro lãi suất. Điều này xuất phát từ việc tín dụng tăng thấp nhưng huy động tăng cao.
Cũng theo Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế xã hội quốc gia, dù doanh nghiệp xuất khẩu trong nước gặp khó khăn phải thu hẹp quy mô sản xuất nhưng tăng trưởng xuất khẩu năm 2012 vẫn đạt hơn 16% là điểm sáng của nền kinh tế.
Dự báo năm 2013, các nền kinh tế châu Âu, Mỹ trên đà hồi phục sẽ tạo thuận lợi cho xuất khẩu của Việt Nam. Trong khi đó, sự sụt giảm tăng trưởng của Ấn Độ, Trung Quốc sẽ tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam về nhân công, chi phí đầu vào...
Năng lực sản xuất của các doanh nghiệp xuất khẩu dự báo sẽ cải thiện vào năm tới khi được ưu tiên từ các chính sách cứu trợ và các mặt hàng xuất khẩu chủ lực như gạo, cà phê, chè… sẽ tiếp tục có thị trường ổn định.
Tuy nhiên, việc Việt Nam đang xóa bỏ dần và giảm thiểu các trợ cấp xuất khẩu theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) có thể làm hàng xuất khẩu mất dần lợi thế cạnh tranh tương đối.
Nguồn NLĐ