Chính phủ siết quy chế xử lý rủi ro đối với nợ công
Cụ thể, việc xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công chỉ áp dụng cho các nguyên nhân khách quan, bao gồm: thiên tai, dịch bệnh xảy ra làm thiệt hại trực tiếp đến các chương trình, dự án sử dụng vốn vay thuộc danh mục nợ công; điều chỉnh cơ chế, chính sách kinh tế vĩ mô, sự thay đối các điều kiện về chính tri, pháp luật có ảnh hưởng trực tiếp đến quy mô và nghĩa vụ nợ công;
Theo thông tin từ Bộ Tài chính, ước tính hết năm 2012, nợ công so với GDP của Việt Nam chỉ ở mức 55,4%. Chỉ số này của năm 2011 là 54,9%. Thông tin này được Bộ Tài chính đưa ra sau khi có thông tin của một số chuyên gia kinh tế nước ngoài cho rằng, nợ công của Việt Nam tính đến cuối năm 2012 có thể lên tới 129 tỷ USD, tức bằng 106% GDP năm 2011. |
Việc xử lý rủi do cũng được áp dụng với những nguyên nhân do tác động của kinh tế thế giới và khu vực, biến động của thị trường vốn quốc tế; người vay lại vốn vay nước ngoài của Chính phủ, người được Chính phủ bảo lãnh vay vốn đã có quyết định giải thể hoặc phá sản, v.v…
Riêng các khoản nợ công bị rủi ro do các nguyên nhân chủ quan như sử dụng vốn sai mục đích và cố ý làm trái quy định; người vay cố tình chây ỳ trả nợ… thì tổ chức, cá nhân gây ra tổn thất phải chịu trách nhiệm xử lý và bồi thường theo quy định.
Theo đó, mục tiêu đặt ra để quản lý rủi ro là nhằm tối ưu hóa cơ cấu nợ công, đảm bảo nghĩa vụ trả nợ và nâng cao hiệu quả hoạt động công tác quản lý nợ công; bảo đảm không làm tăng nghĩa vụ nợ công đã được xử lý so với khoản nợ ban đầu đưa ra xử lý quy về giá trị hiện tại ở thời điểm xử lý rủi ro; giảm thiểu những thiệt hại có thể xảy ra trong tình huống xấu nhất với chi phí phát sinh hợp lý.
Ngoài ra, quyết định cũng có quy định cụ thể về các phương pháp xử lý rủi ro đối với danh mục nợ công, trong đó bao gồm phương pháp xử lý rủi ro thị trường, xử lý rủi ro thanh toán, xử lý rủi ro tín dụng, quản lý rủi ro hoạt động, v.v…
Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 1/3/2013.
Nguồn Bộ Công thương