Chính phủ nhất trí giữ nguyên 3 mức đánh giá tín nhiệm
Chính phủ đề nghị UBTV Quốc hội cân nhắc quy định "người có từ hai phần ba tổng số đại biểu Quốc hội, đại biểu HĐND trở lên đánh giá tín nhiệm thấp thì UBTV Quốc hội trình Quốc hội, Thường trực HĐND trình HĐND bỏ phiếu tín nhiệm ngay tại kỳ họp tổ chức lấy phiếu tín nhiệm".
Đó là nội dung góp ý bằng văn bản của chính phủ cho dự thảo nghị quyết về việc lấyphiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội, HĐND bầu hoặc phêchuẩn.
Chính phủ nêu ra một số lí do cho đề nghị cân nhắc nói trên, trong đó cho rằngkhông phù hợp với giải thích từ ngữ lấy phiếu tín nhiệm là hoạt động "thăm dò mức độ tín nhiệm...,để làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá, bố trí, sử dụng cán bộ", cũng như mục đích lấy phiếu tínnhiệm là giúp người được lấy phiếu tín nhiệm thấy được mức độ tín nhiệm của mình để phân đấu, rènluyện, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động; đồng thời, không bảo đảm nguyên tắc Đảng lãnh đạocông tác cán bộ.
Về thực tiễn, theo Chính phủ, quy định này khó khả thi, nhất là việc bố trí cán bộkịp thời thay thế trong trường hợp nếu kết quả bỏ phiếu tín nhiệm là không được tín nhiệm.
Chính phủ nhất trí với phương án giữ nguyên 3 mức "Tín nhiệm cao", "Tín nhiệm" và"Tín nhiệm thấp".
Văn bản góp ý trên cũng cho biết vấn đề lấy phiếu tín nhiệm đã được thảo luậnnhiều lần và cuối cùng đã không được quy định vào Hiến pháp năm 2013; nội dung này cũng chưa đượcquy định trong các luật về tổ chức, hoạt động của Quốc hội, HĐND các cấp. Ngược lại, chế định bỏphiếu tín nhiệm lại được quy định từ lâu, nhất quán trong các bản Hiến pháp và các luật nêu trên.Tuy nhiên, chế định này trên thực tế hầu như chưa phát huy tác dụng.
Do vậy, trong góp ý của mình, Chính phủ cũng nhất trí với Ủy ban thường vụ Quốchội kế thừa quy định về lấy phiếu tín nhiệm trước đây, nay được quy định trong dự thảo nghị quyết,nhưng không quy định kết quả lấy phiếu tín nhiệm là căn cứ trực tiếp để thực hiện bỏ phiếu tínnhiệm nhằm phù hợp với mục đích của lấy phiếu tín nhiệm là 'làm cơ sở cho việc xem xét đánh giá, bốtrí, sử dụng cán bộ"…
Trong khi đó, báo cáo tổng hợp ý kiến thảo luận tại tổ về dự thảo nghị quyết đãphản ánh: về thời hạn, thời điểm lấy tổ chức lấy phiếu tín nhiệm, có 37 ý kiến tán thành với dựthảo nghị quyết (mỗi nhiệm kỳ lấy phiếu một lần vào giữa nhiệm kỳ, năm thứ ba); trong khi có 52 ýkiến đề nghị lấy phiếu 2 lần trong mỗi nhiệm kỳ.
Tương tự, tổng hợp trên cũng phản ánh về mức đánh giá tín nhiệm, có 48 ý kiến đềnghị quy định 3 mức tín nhiệm cao, tín nhiệm và tín nhiệm thấp; 32 ý kiến đề nghị chỉ quy định haimức: Tín nhiệm và không tín nhiệm và 11 ý kiến đề nghị hai mức: tín nhiệm và tín nhiệm thấp.
Chiều nay 13-6, Quốc hội sẽ thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết nóitrên.
Nguồn Tuổi trẻ