Thứ Tư | 11/06/2014 10:34

Chia sẻ trách nhiệm nợ công

Bộ Tài chính sẽ xây dựng khung pháp lý mới theo hướng chia sẻ dần trách nhiệm đối với các khoản nợ công của Chính phủ.
Cuối tháng 5 vừa qua, Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Thế giới(WB) tổ chức Tọa đàm về cơ chế cho vay lại vốn ODA và vốn vay ưu đãi đối với chính quyền địaphương. Tại buổi tọa đàm này, đại diện Bộ Tài chính cho biết, hiện nay việc giải ngân nguồn vốn ODAtại các địa phương khá chậm so với tiến độ. Vì vậy, để thúc đẩy giải ngân nhanh nguồn vốn ODA, đồngthời xóa dần tâm lý cấp-phát vốn ODA đối với các DNNN và các địa phương, Bộ Tài chính sẽ xây dựngkhung pháp lý mới theo hướng chia sẻ dần trách nhiệm đối với các khoản nợ công của Chính phủ.


Ảnh minh họa

Để thực hiện việc này, trong quý III/2014, Bộ Tài chính sẽ tiếnhành sửa Nghị định 78/2010/NĐ-CP (NĐ 78) về cho vay lại nguồn vốn vay nước ngoài của Chính phủ vàNghị định số 79/2010/NĐ-CP (NĐ 79) về nghiệp vụ quản lý nợ công.

Dự kiến các Nghị định sửa đổi nàysẽ được trình Chính phủ vào quý I/2015. Khi các Nghị định mới được ban hành, các địa phương có khảnăng cân đối ngân sách sẽ không còn được cấp phát vốn ODA và vốn vay ưu đãi "miễn phí" mà phải thựchiện vay lại từ Chính phủ.

Theo số liệu của Bộ KH&ĐT, trong năm 2013, mặc dù Việt Nam đãgiải ngân được hơn 5,1 tỷ USD vốn ODA và vốn vay ưu đãi, tăng 23% so với năm trước. Tuy nhiên, hiệnvẫn còn trên 20,9 tỷ USD vốn ODA chưa được giải ngân, trong đó có khoảng 8 tỷ USD là vốn phải giảingân cho các chương trình, dự án dự kiến hoàn thành năm 2014.

Theo tính toán của Ngân hàng Pháttriển châu Á (ADB), nếu tình hình giải ngân không được cải thiện thì mỗi năm Việt Nam sẽ mất khoảng100 triệu USD chi phí cơ hội.

Thực tế cho thấy rằng, với cơ chế quản lý hiện nay, Chính phủ đangthực hiện phân phát nguồn vốn ODA cho các bộ, ngành quản lý và sử dụng.

DNNN là những đơn vị kinhtế gần như độc quyền được hưởng lợi từ nguồn vốn ODA, DN tư nhân cũng như các thành phần kinh tếkhác khó có cơ hội tiếp cận nguồn vốn này, mặc dù về nguyên tắc thì đã được phép. Từ cơ chế độcquyền, đứng về mặt chủ quan, các bộ, ngành, địa phương luôn muốn có nhiều dự án được

Chính phủ phêduyệt cấp vốn ODA để thực hiện, ngay cả khi nguồn vốn đối ứng của địa phương không đủ để triển khaicác công đoạn quan trọng, mang tính tiền đề cho việc giải ngân như giải phóng mặt bằng và bố tríkhu tái định cư.

Cũng từ cơ chế độc quyền này, tại các dự án được phê duyệt sử dụngnguồn vốn ODA dễ dàng phát sinh các tiêu cực như tham nhũng và lợi ích nhóm. Các DNNN được giaotriển khai các dự án này, một mặt do không bị sức ép về hiệu quả sử dụng vốn, mặt khác lại được"nâng đỡ" bởi bộ chủ quản và địa phương, nên khi phát sinh các vấn đề khiến dự án chậm tiến độ thìcác đơn vị này thường không thể chủ động giải quyết, mà phải chờ các thủ tục từ các cấp caohơn.

Có thể thấy ngay, bản chất của vốn ODA là lãi suất thấp, vay dàihạn nhưng đi cùng với nó là những ràng buộc rất chặt chẽ. Nước đi vay bị hạn chế hoặc ràng buộctrong việc thực hiện quyền quyết định số phận gói tiền đó mà phải sử dụng theo đúng mục đích hoặcđịnh hướng của bên cho vay. Tuy nhiên, từ góc độ người đi vay thì phải coi ODA là một khoản vay. Vànếu càng để lâu thì chi phí cơ hội càng tăng lên, cùng với đó là gánh nợ tích lũy cũng được chồngcao thêm.

Để giải ngân nhanh nguồn vốn ODA, cũng như nâng cao trách nhiệm củabên vay đối với việc trả nợ, một số chuyên gia kinh tế cho rằng, trong các Nghị định sẽ được sửađổi, mấu chốt nhất vẫn là làm sao để các dự án có thể triển khai hiệu quả. Để làm được điều này,đối với các dự án được phê duyệt cho vay lại vốn ODA cần có sự hỗ trợ của ngân sách trong tươngquan với nguồn vốn đối ứng.

Bên cạnh đó, Chính phủ cần quy định một tỷ lệ lãi suất cho vay lạihợp lý từ nguồn vốn ODA cho các DN vay, tiến tới dành một phần ODA cho các DN ngoài quốc doanh, đểhọ có thể tận dụng những ưu đãi của ODA thông qua việc trả lãi cho Chính phủ. Một khi các chínhsách, cơ chế, hệ thống thủ tục hành chính, kể cả chế độ giám sát cộng đồng đủ mạnh, minh bạch và cótrách nhiệm giải trình cao thì việc các DN tư nhân tiếp cận nguồn vốn ODA trở nên bình thường. Điềunày tạo ra cơ chế cạnh tranh bình đẳng trên cơ sở sử dụng có hiệu quả cao nguồn vốn ODA của tất cảcác thành phần kinh tế. Làm được như vậy sẽ không có đất cho tiêu cực phát sinh và người hưởng lợicuối cùng chính là người dân để trang trải cho các món nợ ODA ngày hôm nay.

Thạch Bình