Thứ Năm | 21/11/2013 12:16

Chi tiêu lương thực thực phẩm tăng 73% sau 6 năm

So sánh mức chi tiêu lương thực của người dân Việt Nam từ năm 2006 tới năm 2012 cho thấy, mức tăng tới 73%.

Sáng nay (21/11), Viện Nghiên cứu Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM)tổ chức hội thảo "Công bố báo cáo nghiên cứu sâu dựa trên kết quả điều tra hộ gia đình nông thônnăm 2012 tại 12 tỉnh ở Việt Nam".

Theo bà Vũ Xuân Nguyệt Hồng, Phó Viện trưởng Viện CIEM, nội dungchính của nghiên cứu này là điều tra và phân tích số liệu từ hơn 3.700 hộ gia đình nông thôn tại 12tỉnh của Việt Nam; điều tra có lặp lại cứ 2 năm một lần vào các năm 2006, 2008, 2010 và 2012.

6 năm, chi tiêu lương thực thực phẩm tăng 73%

Tham gia nhóm nghiên cứu, GS Andy McKay, Trường Đại học Sussex, chobiết: Khảo sát cho thấy, chi tiêu lương thực thực phẩm trung bình của người dân tại các địa phươngđược khảo sát năm 2012 cao hơn 73% so với năm 2006; với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 9,7%.Tuy nhiên, trung vị của tổng thu nhập của hộ năm 2012 chỉ cao hơn 16% so với năm 2006. Tài sản củahộ cũng tăng lên trong giai đoạn này. Trong đó, chi tiêu lương thực tăng nhanh ở một số tỉnh như HàTây, Đăk Nông và Long An; không có nhiều cải thiện ở Lào Cai và Lâm Đồng; mức tăng tương đối thấp ởĐăk Lăk và Lai Châu.

47% lực lượng lao động vẫn làm nông nghiệp, sốngchủ yếu ở nông thôn (Ảnh: Doanh nhân Online)

Trong tốc độ tăng chi tiêu cho lương thực thực phẩm nêu trên, mứctăng thấp hơn, và tăng chậm hơn đối với các hộ dân tộc thiểu số và hộ ở khu vực hẻo lánh. Còn mứcchi cao hơn và tốc độ tăng nhanh hơn đối với các hộ có thành viên trẻ tuổi đi di cư.

Đáng chú ý, số liệu khảo sát cũng cho thấy có sự dịch chuyển thứhạng đang kế của các hộ trong các thước đo về phúc lợi. Cụ thể, "gần 71% hộ tăng chi tiêu lươngthực thực phẩm khoảng 20% hoặc hơn; nhưng 14% lại giảm chi tiêu này từ 10% trở lên. Tỉ lệ hộ giảmchi tiêu lương thực thực phẩm ở Lào Cai và Lâm Đồng là khoảng 33%. Hơn 60% hộ có nhiều tài sản hơntừ 2006-2012; nhưng 49% hộ ở Lào Cai lại có ít tài sản hơn. Các hộ có người di cư có tỉ lệ giảm chitiêu ít hơn"- GS Andy McKay nêu dẫn chứng.

47% lực lượng lao động vẫn làm nông nghiệp

Kết quả khảo sát cũng cho thấy, những hộ có chủ hộ là người dân tộcthiểu số có mức tăng chi tiêu lương thực thực phẩm thấp hơn. Trong đó, chi tiêu lương thực thựcphẩm của hộ dân tộc Kinh là 4%, cao hơn so với các dân tộc khác chỉ 2,6%.

GS GS Andy McKay đánh giá: "Đây là một trong những phát hiện nổibật nhất của nghiên cứu. Vì mặc dù có nhiều chính sách hỗ trợ để thu hẹp khoảng cách, vẫn còn nhữngkhác biệt đáng kể ở nông thôn Việt Nam. Liệu đây có phải là hệ quả của việc bị cách biệt địa lý(hơn là dân tộc)?"

Theo ông Lưu Đức Khải, Trưởng Ban Chính sách phát triển Nông thôncủa CIEM, có sự thay đổi về mô thức lao động đang diễn ra ở nông thôn Việt Nam. Theo số liệu điềutra Nông, lâm, thủy sản (AFF), có tới gần 80% lao động làm việc trong khu vực này năm 2001, và giảmxuống còn gần 60% năm 2011.

"Việc chuyển dịch lao động từ các hoạt động nông nghiệp có năngsuất thấp sang các ngành hiện đại hơn có đóng góp đáng kể cho tăng trưởng kinh tế của Việt Namtrong thời gian gần đây"- ông Khải nhấn mạnh.

Tuy nhiên hiện nay, khoảng 47% lực lượng lao động vẫn làm nôngnghiệp, chủ yếu sống ở nông thôn. Do vậy chuyển dịch cơ cấu ở cấp độ vĩ mô có thể phản ánh sự thayđổi về cách thức tạo thu nhập của hộ gia đình ở cấp độ vi mô.

Đặc biệt, số liệu khảo sát cho thấy có sự giảm tỷ trọng hộ thuầnnông đáng kể. Nếu năm 2008 có tới 56,01% hộ thuần nông, đến 2012 còn 21,3%. Kèm theo đó là tăngđáng kể tỉ lệ hộ kết hợp nhiều hoạt động (như làm nông nghiệp và làm công/thuê), từ 12,23% năm 2008lên 44,26% năm 2012.

Song song với sự dịch chuyển lao động, tỉ trọng thu nhập cho thấymột bức tranh tương tự: Giảm dần tỉ trọng của thu nhập từ nông nghiệp. Tăng dần tỉ trọng thu nhậptừ các hoạt động ở bên ngoài hộ. Và biến động về tầm quan trọng của việc vận hành hoạt động kinhdoanh. Đơn cử, tỷ trọng thu nhập làm nông nghiệp năm 2008 là 35,29% đã giảm xuống 22,01% năm 2012.Trong khi đó, thu nhập của làm công, làm thuê tăng từ 45,9% năm 2008 lên 58,62% năm 2012./.

Nguồn VOV News


Sự kiện