Báo mới

 
Như Mai Thứ Sáu | 01/06/2018 11:07

Chỉ số PMI tháng 5 của Việt Nam tăng mạnh lên 53,9 điểm.

Các điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực sản xuất của Việt Nam tiếp tục cải thiện mạnh mẽ trong tháng 5.

Hơn nữa, số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng mạnh hơn so với tháng 4 nhờ sự hỗ trợ của mức tăng kỷ lục của số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới. Sản lượng và việc làm cũng tăng nhanh hơn. Các nhà sản xuất chỉ tăng nhẹ giá đầu ra trong kỳ khảo sát gần đây nhất để giúp đảm bảo doanh thu bán hàng. Điều này có được bất kể việc chi phí đầu vào đã tăng mạnh và nhanh hơn.

Chỉ số nhà quản trị mua hàng Purchasing Managers’ Index™ (PMI ) toàn phần lĩnh vực sản xuất Việt Nam của Nikkei – một chỉ số tổng hợp đo lường kết quả hoạt động của ngành sản xuất – đã tăng từ mức 52,7 điểm trong tháng 4 lên 53,9 điểm trong tháng 5. Kết quả mới nhất báo hiệu sự cải thiện mạnh mẽ sức khỏe của lĩnh vực sản xuất, là mức cải thiện đáng kể nhất kể từ tháng 4.2017. Các điều kiện kinh doanh đã tăng trong suốt hai năm rưỡi qua.

Chi so PMI thang 5 cua Viet Nam tang manh len 53,9 diem.

Như đã được ghi nhận trong suốt thời gian kể từ tháng 12.2015, số lượng đơn đặt hàng mới đã tăng trong tháng 5. Hơn nữa, tốc độ tăng là mạnh và nhanh nhất trong 14 tháng. Tổng số lượng đơn đặt hàng mới tăng nhờ số lượng đơn đặt hàng mới từ nước ngoài tăng với tốc độ nhanh nhất kể từ tháng 3.2011. Với số lượng đơn đặt hàng mới tăng, các công ty đã tăng sản lượng tương ứng. Sản lượng đã tăng mạnh, và là một mức tăng nhanh nhất trong ba tháng. Sản lượng tăng ở cả ba lĩnh vực thị trường khảo sát, với mức tăng trưởng mạnh nhất ở lĩnh vực hàng hóa đầu tư cơ bản.

Số lượng đơn đặt hàng mới tăng cũng làm tăng lượng công việc tồn đọng. Tuy nhiên, mức tăng lượng công việc chưa thực hiện lần thứ hai liên tiếp này chỉ là nhẹ. Phù hợp với số lượng đơn đặt hàng mới và yêu cầu sản lượng tăng, các nhà sản xuất đã tăng số lượng nhân công nhanh hơn trong tháng 5. Tốc độ tạo việc làm là mạnh nhất kể từ tháng 1. Tốc độ tăng hoạt động mua hàng cũng đã nhanh hơn và là mức tăng nhanh nhất kể từ tháng 12.2016.

 Hoạt động mua hàng hóa đầu vào tăng đã làm tăng tồn kho hàng mua, trong khi các thành viên nhóm khảo sát cho biết đã tăng hàng tồn kho để hỗ trợ tăng trưởng sản lượng trong tương lai. Hàng tồn kho thành phẩm cũng tăng sau khi giảm nhẹ trong tháng 4. Tốc độ tăng chi phí đầu vào đã nhanh hơn thành mức cao của ba tháng trong tháng 5 khi chi phí nhiên liệu và giá cả của nhà cung cấp tăng. Lần tăng gần đây nhất là mạnh hơn mức trung bình của lịch sử chỉ số. Mặt khác, các công ty đã tăng nhẹ giá bán hàng và mức tăng là nhẹ nhất trong thời kỳ tăng giá kéo dài 9 tháng gần đây. Một số thành viên nhóm khảo sát cho biết họ đã giảm giá để bảo đảm doanh thu bán hàng, từ đó hạn chế ảnh hưởng của chi phí đầu vào tăng.

Bình luận về dữ liệu khảo sát PMI ngành sản xuất Việt Nam, Andrew Harker, Phó Giám đốc tại IHS Markit, công ty thu thập kết quả khảo sát, nói: “Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới tăng ở mức kỷ lục là điểm nhấn chính của kết quả chỉ số PMI lĩnh vực sản xuất Việt Nam của Nikkei mới nhất, từ đó giúp thúc đẩy tăng trưởng. Giá cả đầu ra tiếp tục tăng chậm lại khi các công ty thường muốn giảm giá bán để bảo đảm doanh số bán hàng hơn là chuyển gánh nặng chi phí đầu vào tăng sang cho khách hàng.”

Nguồn Nikkei