Thứ Sáu | 01/03/2013 09:26
Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam giảm mạnh nhất trong 7 tháng
Chi phí mua hàng trung bình tăng tháng thứ 2 liên tiếp, nhất là nguyên liệu thô, khiến giá xuất xưởng tăng lần đầu tiên trong 10 tháng qua.
Hôm nay (1/3), ngân hàng HSBC Việt Nam công bố Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI) ngành sản xuất tại Việt Nam trong tháng 2/2013.
Sau khi điều chỉnh các yếu tố mùa vụ, bao gồm kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam giảm từ mức 50,1 điểm của tháng 1 xuống 48,3 điểm trong tháng 2, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8 năm ngoái.
Như vậy, chỉ số PMI lần thứ hai trong ba tháng qua đã có kết quả dưới mức 50 điểm - báo hiệu có sự giảm sút.
Cả sản lượng sản xuất và số lượng đơn đặt hàng mới đều giảm trong tháng 2, phản ánh nhu cầu khách hàng suy yếu. Một số báo cáo cũng cho rằng số lượng đơn đặt hàng giảm do một số khách hàng đang nắm giữ lượng hàng tồn kho vượt mức. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã giảm tháng thứ 10 liên tiếp, nhưng tốc độ giảm đã chậm lại.
Nguồn: HSBC/Markit Economics
Kết quả hoạt động yếu kém gần đây của lĩnh vực sản xuất đã ảnh hưởng tới thị trường lao động, với số lượng việc làm ngành sản xuất giảm lần đầu tiên trong 5 tháng qua. Các công ty cho rằng nhu cầu về việc làm thấp hơn là do họ muốn kiểm soát chi phí.
Theo HSBC, dữ liệu tháng 2 cho thấy chi phí mua hàng trung bình tăng tháng thứ 2 liên tiếp. Các công ty cho biết họ đã phải trả chi phí cao hơn cho một số mặt hàng nguyên liệu thô, kể cả kim loại và lương thực thực phẩm. Do đó, các nhà sản xuất đã điều chỉnh giá bán hàng cao hơn để phản ánh một phần chi phí gia tăng. Giá xuất xưởng tăng lần đầu tiên trong 10 tháng qua.
Trong khi đó, tồn kho hàng mua và hàng thành phẩm đã giảm mạnh nhất kể từ khi quá trình thu thập dữ liệu bắt đầu vào tháng 4/2011. Hiệu suất trung bình của người bán hàng cũng đã suy giảm nhẹ, phản ánh việc người bán hàng thiếu hụt một số loại nguyên liệu thô, báo cáo cho hay.
Sau khi điều chỉnh các yếu tố mùa vụ, bao gồm kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam giảm từ mức 50,1 điểm của tháng 1 xuống 48,3 điểm trong tháng 2, mức giảm mạnh nhất kể từ tháng 8 năm ngoái.
Như vậy, chỉ số PMI lần thứ hai trong ba tháng qua đã có kết quả dưới mức 50 điểm - báo hiệu có sự giảm sút.
Cả sản lượng sản xuất và số lượng đơn đặt hàng mới đều giảm trong tháng 2, phản ánh nhu cầu khách hàng suy yếu. Một số báo cáo cũng cho rằng số lượng đơn đặt hàng giảm do một số khách hàng đang nắm giữ lượng hàng tồn kho vượt mức. Số lượng đơn đặt hàng xuất khẩu mới đã giảm tháng thứ 10 liên tiếp, nhưng tốc độ giảm đã chậm lại.
Nguồn: HSBC/Markit Economics
Kết quả hoạt động yếu kém gần đây của lĩnh vực sản xuất đã ảnh hưởng tới thị trường lao động, với số lượng việc làm ngành sản xuất giảm lần đầu tiên trong 5 tháng qua. Các công ty cho rằng nhu cầu về việc làm thấp hơn là do họ muốn kiểm soát chi phí.
Theo HSBC, dữ liệu tháng 2 cho thấy chi phí mua hàng trung bình tăng tháng thứ 2 liên tiếp. Các công ty cho biết họ đã phải trả chi phí cao hơn cho một số mặt hàng nguyên liệu thô, kể cả kim loại và lương thực thực phẩm. Do đó, các nhà sản xuất đã điều chỉnh giá bán hàng cao hơn để phản ánh một phần chi phí gia tăng. Giá xuất xưởng tăng lần đầu tiên trong 10 tháng qua.
Trong khi đó, tồn kho hàng mua và hàng thành phẩm đã giảm mạnh nhất kể từ khi quá trình thu thập dữ liệu bắt đầu vào tháng 4/2011. Hiệu suất trung bình của người bán hàng cũng đã suy giảm nhẹ, phản ánh việc người bán hàng thiếu hụt một số loại nguyên liệu thô, báo cáo cho hay.
Nguồn Khampha