Chỉ số giá lương thực của FAO tăng cao nhất trong gần 1 năm qua
Chỉ số giá lương thực của FAO trong tháng 3 tăng mạnh lên 212.8 điểm, mức caonhất kể từ tháng 5/2013.
Abdolreza Abbassian, chuyên gia kinh tế học cấp cao của FAO, nhận định: “Nhưdự đoán, chỉ số giá lương thực bị ảnh hưởng mạnh do điều kiện thời tiết bất lợitại Mỹ và Brazilcũng như căng thẳng địa chính trị gia tăng tại khu vực Biển Đen. Lo ngại vềgián đoạn vận chuyển ngũ cốc từ Ukraineđã giảm xuống. Đồng thời, các thị trường đã bắt đầu loại bỏ các tác động tiêucực rằng, điều kiện khó khăn hiện nay của kinh tế trong nước có thể gây ảnh hưởng đếnviệc trồng trọt và thu hoạch trong năm 2014”.
Ông Abbassian cũng chỉ ra rằng, Hệ thống Thông tin Thị trường Nông nghiệp(AMIS) có vai trò quan trọng trong việc trấn an thị trường quốc tế bằng việcthúc đẩy đàm thoại giữa các nước tham gia.
Chỉ số giá lương thực của FAO dựa trên giá cả của các hàng hóa lương thựcđược giao dịch trên toàn thế giới, cho thấy giá của các loại lương thức đềutăng, trừ giá sữa. Đây là lần đầu tiên giá sữa giảm trong 4 tháng (giảm 2,5%). Trongkhi đó, giá đường tăng mạnh nhất với 7.9% và ngũ cốc tăng 5,2%.
Chỉ số giá ngũ cốc của FAO trung bình đạt 205,8 điểm trong tháng 3, tăng 10điểm so với tháng 2. Giá lúa mì và ngô tăng. Nhập khẩu tăng trước lo ngại vềảnh hưởng của điều kiện thời tiết khô hạn vào kỳ thu hoạch lúa mì trong mùađông tại Mỹ, điều kiện thời tiết bất lợi tại Brazil và căng thẳng tại khu vựcBiển Đen.
Mặc dù chỉ số giá ngũ cốc trong tháng 3 tăng lên mức cao nhất kể từ tháng8/2013 nhưng vẫn thấp hơn so với cùng kỳ năm ngoái. Giá gạo nhìn chung vẫn ổnđịnh.
Chỉ số giá dầu thực vật của FAO trung bình đạt 204,8 điểm trong tháng 3,tăng 7 điểm so với tháng 2 và đạt mức cao nhất trong 18 tháng. Chỉ số này tăngphản ánh sự tăng giá của dầu cọ trước lo ngại về tác động của thời tiết khô hạnkéo dài tại khu vực Đông Nam Á.
Chỉ số giá sữa của FAO trung bình đạt 268,5 điểm trong tháng 3, giảm 6,9điểm so với tháng 2 do nhu cầu của Trung Quốc giảm và bất ổn trong giao dịchvới Nga. Hoạt động sản xuất thuận lợi tại New Zealand và bắc bán cầu cũng ảnhhưởng đến giá.
Chỉ số giá thịt của FAO trung bình đạt 185 điểm trong tháng 3, tăng 2,7 điểmso với tháng 2. Thời tiết vẫn là yếu tố chính đẩy giá thịt bò lên cao cùng vớiđiều kiện thời tiết khô hạn ảnh hưởng đến sản xuất tại Úc và Mỹ. Giá thịt lợncũng tăng lên do lo ngại về ảnh hưởng của virus gây bệnh tiêu chảy ở lợn trongnguồn cung xuất khẩu tại Mỹ.
Chỉ số giá đường của FAO trung bình đạt 253,9 điểm trong tháng 3, tăng 18,5điểm so với tháng 2 trước lo ngại về sự sẵn có của nguồn cung tại Brazil vàThái Lan giảm do hạn hán và sản lượng mía giảm. Dự báo, tác động tiềm tàng củahiện tượng El Niño vào cuối năm 2014 cũng sẽ khiến giá đường tăng cao.
FAO công bố bản Tóm tắt Cung và Cầu về ngũ cốc. Theo đó, triển vọng nguồncung ngũ cốc trên thế giới được cải thiện và dự báo về hoạt động giao dịch ngũcốc trong mùa thương mại 2013 – 2014 sẽ đạt kỷ lục.
Bản Tóm tắt cũng đưa ra ước tính cao hơn về sản lượng ngũcốc của thế giới trong năm 2013. Trong đó, sản lượng ngũ cốc tăng 6 triệu tấnlên 2521 triệu tấn. Những điều chỉnh mới nhất cho thấy ước tính cao hơn về sản lượng ngũ cốc hạt và thóc ở một số nước.
FAO nâng dự báo về việc tồn kho cạn kiệt và hoạt động thương mại thế giới sẽtăng mạnh hơn so với dự báo trước đó.
Ông Abbassian cho rằng: “Vẫn còn quá sớm để đưa ra dự báo chính xác về sảnlượng ngũ cốc do nhiều vụ mùa còn chưa đến thời gian gieo trồng và thời tiếtvẫn là yếu tố chính ảnh hưởng đến việc thu hoạch”.
Sản lượng lúa mỳ của thế giới trong năm 2014 dự báo đạt 702 triệu tấn, giảm2 triệu tấn so với dự báo trước đó của FAO, và thấp hơn 2% so với cùng kỳ nămngoái.
FAO dự báo sản lượng gạo toàn cầu trong năm 2014 tăng nhẹ 0,8% lên 500,7triệu tấn do giá gạo thế giới giảm và lo ngại về hiện tượng El Niño định kỳ.
Mặc dù giá gạo được dự báo sẽ tăng nhẹ nhưng mức tăng này có thể sẽ không đủđể đáp ứng cho dân số thế giới vẫn đang tăng lên. Kết quả là, tồn kho trong mùatới có thể sẽ giảm từ mức rất cao trước đó.
Nguồn Gafin/ FAO