Năng suất lao động Việt Nam khá cao, doanh nghiệp trung vị tạo ra khoảng 10.500 USD giá trị gia tăng trên mỗi công nhân. Ảnh: Quý Hòa

 
Trang Lê Thứ Sáu | 21/12/2018 14:35

Chi phí nhân công của Việt Nam cao nhất Đông Nam Á

Thông tin này đã được phân tích trong báo cáo năng suất doanh nghiệp và môi trường đầu tư mới đây của Ngân hàng Thế giới.

Báo cáo chỉ ra thực trạng năng suất của Việt Nam so sánh với các nước trong khu vực ở cả khía cạnh thâm hụt vốn và năng suất, chi phí lao động, năng suất các yếu tố tổng hợp. Theo đó, Việt Nam không hẳn là nước có chi phí nhân công rẻ ở Đông Nam Á, mà cao hơn nhiều nước khác.

Nguyên nhân dẫn đến chi phí lao động của Việt Nam cũng cao 

Cụ thể, tiền công và tiền lương của doanh nghiệp trung vị Việt Nam ở mức khoảng 2.739 USD/lao động, cao gấp đôi so với Lào, Myanmar, Malaysia và hơn khoảng 30 - 45% so với Campuchia, Thái Lan, Philippines. Tuy nhiên, tiền công thấp hơn nếu so sánh với các nước BRIC.

Nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động cao được Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra là do mức độ thâm hụt vốn lớn ngày càng tăng. Chi phí lao động của Việt Nam cũng cao hơn một số nước trong khu vực. WB cho rằng chi phí này đã phản ánh đúng năng suất của mỗi nước, vì vậy đây không phải là một hạn chế lớn đối với năng lực cạnh tranh.

Trong khi đó năng suất các yếu tố tổng hợp (TFD) của Việt Nam có vẻ cao hơn hầu hết đối thủ cạnh tranh trong khu vực và các nước BRIC (Brazil, Nga, Trung Quốc, Ấn Độ).

Theo WB, năng suất lao động Việt Nam khá cao, doanh nghiệp trung vị tạo ra khoảng 10.500 USD giá trị gia tăng trên mỗi công nhân. Mức này tương đương với các nước khác trong khu vực Đông Á, cao hơn Ấn Độ (khoảng 7.000 USD), nhưng lại thấp hơn nhiều so với các nền kinh tế BRIC. Philippines năng suất khoảng 10.000 USD, Malaysia là khoảng 9.500 USD, Thái Lan (3.500 USD)…

Trong khi đó chỉ có rất ít doanh nghiệp tạo ra được hơn 60.000 USD giá trị gia tăng trên mỗi công nhân. Phổ biến các công nhân tạo ra giá trị gia tăng khoảng 8.000 USD.

Mức độ thâm dụng vốn và năng suất của các doanh nghiệp Việt Nam nhiều hơn các nước Đông Á khác và ngang bằng các nền kinh tế BRIC. Theo báo cáo, doanh nghiệp trung vị của Việt Nam có mực độ thâm dụng vốn khoảng 7.300 USD/công nhân.

Chi phi nhan cong cua Viet Nam cao nhat Dong Nam A
 

Theo số liệu, mức thâm dụng vốn của Trung Quốc khoảng 8.200 USD, Brazil là 7.000 USD, Nga là 5.200 USD, Malaysia là 4.800 USD, Philippines là 3.500 USD…

WB đánh giá dù có mức độ thâm dụng vốn tương đương các doanh nghiệp ở BRIC, nhưng doanh nghiệp trung vị của Việt Nam lại có năng suất thấp hơn, cho thấy các doanh nghiệp Việt Nam đang sử dụng vốn không hiệu quả.

Năng suất vốn của Thái Lan lên tới trên 700%, trong khi Việt Nam chỉ khoảng 160%, Trung Quốc và Ấn Độ là gần 300%, Nga là 300%…

Chi phí nhân công ở Việt Nam cũng cao hơn hầu hết nước trong khu vực. Theo báo cáo, tiền công và tiền lương của doanh nghiệp trung vị Việt Nam ở mức khoảng 2.739 USD/lao động, cao gấp đôi so với Lào, Myanmar, Malaysia, và hơn khoảng 30-45% so với Campuchia, Thái Lan, Philippines. Tuy nhiên tiền công thấp hơn so với các nước BRIC.

Việt Nam đang mất dần mất lợi thế về nhân công giá rẻ

Tốc độ tăng lương bình quân khá cao nhưng năng suất lao động lại thấp hơn so với các nước trong khu vực, được coi là nguyên nhân của tình trạng này.

Theo một báo cáo gần đây của Tổ chức Lao động quốc tế (ILO), khoảng 86% lao động ngành dệt may và da giày tại Việt Nam sẽ đứng trước nguy cơ mất việc làm do ảnh hưởng của làn sóng tự động hóa, công nghiệp hóa. Không chỉ ngành dệt may, ngành công nghiệp lắp ráp ô tô cũng được các chuyên gia đánh giá sẽ hoàn toàn tự động. Bên cạnh đó, tốc độ tăng lương bình quân khá cao nhưng năng suất lao động lại thấp hơn so với các nước trong khu vực cũng được coi là nguyên nhân khiến nhân công giá rẻ đang dần không còn là lợi thế.

Chi phi nhan cong cua Viet Nam cao nhat Dong Nam A
Nguyên nhân dẫn đến năng suất lao động cao được Ngân hàng Thế giới (WB) chỉ ra là do mức độ thâm hụt vốn lớn ngày càng tăng. Ảnh: Quý Hòa

Theo số liệu từ Tổng cục Thống kê, năng suất lao động tại Việt Nam đang thấp hơn so với các nước trong khu vực, chỉ bằng 4,4% của Singapore và 17,4% của Malaysia, trong khi đó, tốc độ tăng lương bình quân lại đang vượt năng suất lao động. Đây được coi là một trong những nguyên nhân chính khiến Việt Nam đang mất dần lợi thế về nhân công giá rẻ.

Ngoài nguy cơ bị thay thế bởi công nghệ cao, nhân công giá rẻ hiện nay còn đang đứng trước nguy cơ mất việc do năng suất lao động không đủ cạnh tranh với các nước trong khu vực. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định, đây là một thách thức, nhưng cũng là động lực thúc đẩy việc nâng cao tay nghề cho nhân công Việt Nam.