Tính đến ngày 4/5, thị trường đã ghi nhận 98 tổ chức phát hành chậm thực hiện nghĩa vụ nợ trái phiếu doanh nghiệp. Ảnh: TL.

 
Nhật Anh Chủ Nhật | 14/05/2023 20:49

Chỉ có một lô trái phiếu phát hành trong tháng 4

Thị trường trái phiếu doanh nghiệp tiếp tục trầm lắng khi chỉ có 1 lô trái phiếu được phát hành trong tháng.

Số liệu mới nhất từ Đơn vị Xếp hạng tín nhiệm FiinRatings cho thấy sau tháng 3/2023 sôi động, thị trường trái phiếu doanh nghiệp tháng 4 chỉ ghi nhận duy nhất 1 lô trái phiếu riêng lẻ. Đó là đợt phát hành trị giá 671 tỉ đồng đến từ Công ty Cổ phần North Star Holdings, dẫn đến quy mô phát hành của tháng chỉ tương đương 2,5% so với tháng trước và 2,25% so với cùng kì năm trước. Lô trái phiếu duy nhất này thuộc nhóm ngành bất động sản có kỳ hạn 16 tháng với lãi suất 14%/năm, đây cũng là mức lãi suất danh nghĩa cao nhất được ghi nhận từ đầu năm 2023 đến nay. 

Quy mô phát hành của tháng chỉ tương đương 2,5% so với tháng trước và 2,25% so với cùng kì năm trước
Quy mô phát hành của tháng chỉ tương đương 2,5% so với tháng trước và 2,25% so với cùng kì năm trước.

Báo cáo của FiinRatings cũng cho thấy quy mô trái phiếu mua lại trước ngày đáo hạn trong tháng 4 đạt gần 11,3 nghìn tỉ đồng, giảm 41,61% so với tháng trước và giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022. Hoạt động mua lại trong tháng chủ yếu đến từ nhóm ngân hàng, chiếm 61% giá trị trái phiếu mua lại tại thời điểm tháng 4/2023.

Quy mô trái phiếu mua lại trước ngày đáo hạn trong tháng 4 đạt gần 11,3 nghìn tỉ đồng, giảm 41,61% so với tháng trước và giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022.
Quy mô trái phiếu mua lại trước ngày đáo hạn trong tháng 4 đạt gần 11,3 nghìn tỉ đồng, giảm 41,61% so với tháng trước và giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022.

Giá trị trái phiếu ngân hàng được các tổ chức này mua lại tăng 5,64 lần so với tháng trước và tăng 2,42 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đến từ các ngân hàng lớn như Ngân hàng Quốc tế, Sài Gòn Thương Tín, Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng và BIDV. Hầu hết các lô trái phiếu doanh nghiệp (8/12) được các ngân hàng mua lại có kỳ hạn 3 năm và có thời gian đáo hạn còn lại đúng 1 hoặc 2 năm (2024 hoặc 2025).

 

Tính đến ngày 4/5, thị trường đã ghi nhận 98 tổ chức phát hành chậm thực hiện nghĩa vụ nợ trái phiếu doanh nghiệp với tổng giá trị là 128,5 nghìn tỉ đồng, tăng 13,6% so với lần cập nhật gần nhất. 

Có thể bạn quan tâm 

Chứng khoán tháng 5: Rủi ro giảm mạnh là không lớn