Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Chậm cổ phần hóa: Đẩy mãi vẫn chậm
Tiến trình cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp nhà nước giai đoạn 2011-2018, cả nước đã cổ phần hóa được hơn 600 doanh nghiệp nhà nước (DNNN), tổng giá trị thu về cho ngân sách Nhà nước từ bán vốn Nhà nước thông qua cổ phần hóa, thoái vốn Nhà nước đạt khoảng 200.000 tỉ đồng.
Thế nhưng, tiến trình cổ phần hóa diễn ra rất chậm, thậm chí có những năm số lượng cổ phần hóa đạt mức thấp, dù đề án về cổ phần hóa đặt ra số lượng doanh nghiệp nhà nước phải cổ phần hóa, thậm chí có danh sách cụ thể các doanh nghiệp nhà nước phải cổ phần hóa trong năm 2016-2017 và 2018 thậm chí 2019.
Lý do cơ bản
Chuyên gia kinh tế, TS.Vũ Đình Ánh, cho rằng, “tư tưởng” là lý do cơ bản làm chậm tiến trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Theo ông, nước ta vẫn chưa thoát khỏi tư tưởng: Doanh nghiệp nhà nước đóng vai trò chủ đạo của nền kinh tế, thậm chí tồn tại quan ngại việc tiếp tục cổ phần hóa sẽ đánh mất vai trò khu vực kinh tế nhà nước làm chủ đạo.
TS. Ánh dẫn chứng, hầu hết ngân hàng đã thực hiện cổ phần hóa, riêng Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, một ngân hàng lớn xét cả về lượng chi nhánh cũng như số lượng cán bộ, nhân viên.
Đến nay, vẫn chưa có đề án cụ thể, trong khi việc cổ phần hóa hay mức độ cổ phần hóa ngân hàng này vẫn có nhiều tranh cãi.
Tiến độ chậm, TS. Ánh nói có liên quan đến vấn đề “kỹ thuật cổ phần hóa” các doanh nghiệp nhà nước. Hàng loạt các vụ cổ phần hóa đều vấp phải một điểm lớn là thất thoát tài sản, biến tài sản nhà nước thành tư nhân hay một nhóm tư nhân, điển hình là những vụ việc “sếp” mua cổ phần công ty do chính mình lãnh đạo. Điều này, ngày một phổ biến, nhất là khi đi kèm với đất và đất vàng.
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước đang đặt ra nhiều bài học về quản trị. Trường hợp Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) và Tập đoàn Công nghiệp Than và Khoáng sản Việt Nam (TKV), xung quanh câu chuyện giá than, đầu vào cho nhiệt điện, đến nay chưa có phương án xử lý, dù cả hai tập đoàn này đều thuộc sở hữu nhà nước, cùng cơ quan chủ quản là Bộ Công thương, nay được chuyển sang Ủy ban quản lý vốn Nhà nước.
“Đến nay, nước ta chưa có rà soát để phân định rõ ràng, phần được cổ phần hóa toàn bộ cũng như phần được giữ lại tỉ lệ nhất định”, TS. Ánh nói. Theo ông, những quy định về cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, dù đã được hoàn thiện từng bước sau 20 năm thực hiện, nhưng chỉ mang tính tương đối và đang làm chậm tiến độ cổ phần hóa.
Thể chế hóa bằng luật
Kỳ vọng cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước tới đây sẽ hiệu quả hơn khi Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước tại doanh nghiệp được thành lập, thay mặt Chính phủ thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu vốn nhà nước tại các tập đoàn kinh tế nhà nước, các tổng công ty và các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn và quan trọng.
Tuy nhiên, chỉ tính riêng vấn đề tài chính, việc tiếp tục cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước lớn, ngoài những vấn đề chung, còn có những khó khăn thách thức cụ thể bởi việc làm sạch nợ, làm rõ các mối quan hệ trách nhiệm kinh tế và phương án tái cơ cấu các doanh nghiệp nhà nước lớn trước khi niêm yết.
“Nhà nước cần thể chế hoá bằng Luật phương thức cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước còn lại cũng như quá trình thoái vốn Nhà nước khỏi các doanh nghiệp sau cổ phần hóa”, TS. Nguyễn Đại Lai, Chuyên gia tài chính ngân hàng, khuyến cáo.
TS. Lai, người từng là Phó vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển ngân hàng của Ngân hàng Nhà nước, cho rằng, nhất thiết phải tái cấu trúc, làm sạch, làm rõ giá trị ròng của doanh nghiệp nhà nước có phân biệt theo các hình thức và nơi tồn tại tài sản của chính các doanh nghiệp này, đồng thời làm rõ phương án trả nợ và tận thu trước khi công bố tổng số cổ phiếu được phép phát hành trên sàn chứng khoán.
Một giải pháp bảo vệ quyền lợi người lao động cũng được TS. Lai tính đến. Theo ông, cần lập được công thức phân chia một tỉ lệ cổ phần phổ thông và cổ phần ưu đãi cho các thế hệ người lao động có các bội số 5 năm làm việc tại DNNN đó. Tỉ lệ cổ phần này không nên thấp hơn 25% và không quá 35% tổng cổ phần được phép để chia cho tổng suất 5 năm làm việc của người lao động từng làm việc trong DNNN đó.
Theo kế hoạch, Agribank sẽ IPO vào năm 2019. |
Thứ hai, dành một tỉ lệ nhỏ hơn, từ 10 đến 15% để trợ giúp số cán bộ, nhân viên trong độ tuổi lao động hiện hữu được đào tạo lại để ổn định công việc ở doanh nghiệp sau cổ phần hóa và/hoặc tự nguyện thuyên chuyển đi tìm việc nơi khác. Thứ ba, dành phần còn lại 65 đến 75% sẽ chuyển về nhập vào ngân sách nhà nước, chi theo Luật Ngân sách Nhà nước.
Với trường hợp không bán hết cổ phần, ông Lai cho rằng, tổng mệnh giá còn lại chính là vốn góp của Nhà nước vẫn còn tại doanh nghiệp hậu cổ phần hóa. Số cổ phần này phải chuyển thành cổ phần ưu đãi để Nhà nước hưởng cổ tức cố định mà không cần cử người đại diện nằm tại doanh nghiệp sau cổ phần hóa.
Cơ quan quản lý vốn Nhà nước sẽ theo dõi, giám sát vốn Nhà nước còn lại ở tất cả doanh nghiệp sau cổ phần hóa nếu doanh nghiệp này, theo luật hiện hành. Ngay khi doanh nghiệp làm ăn khấm khá, Nhà nước sẽ tiếp tục thoái hết vốn khỏi doanh nghiệp và rút toàn bộ phần vốn này về ngân sách nhà nước.
- Đến tháng 11.2018, mới có 35/526 DNNN được cấp có thẩm quyền phê duyệt phương án cơ cấu lại. - Đến ngày 18.11.2018 mới cổ phần hóa được 12 doanh nghiệp trong khi kế hoạch năm 2018 phải cổ phần hóa ít nhất 85 doanh nghiệp. - Đến ngày 15.11.2018, còn 667 DNNN đã cổ phần hóa nhưng chưa đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán. - Kế hoạch thoái vốn diễn ra chậm, chỉ có 31 đơn vị thực hiện thoái vốn (kế hoạch năm 2017 có 135 doanh nghiệp, năm 2018 có 181 doanh nghiệp. - Chậm bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, vẫn còn 35 doanh nghiệp chưa bàn giao quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước về SCIC. Nguồn: Bộ Tài chính |