Theo Avinash Satwalekar - CEO của Vietcombank Fund Management (quỹ đầu tư liên kết giữaTempleton và ngân hàng Vietcombank), giá trị thấp, hoạt động cho vay của ngân hàng bị thắt chặt vàmôi trường kinh doanh được cải thiện có nghĩa là các nhà đầu tư đang có cơ hội để mua lại các côngty Việt Nam trước khi nền kinh tế phục hồi trở lại.
Đây là thời điểm thích hợp để các doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội mua lại đầu tư vào Việt Nam. Chính sách tiền tệ và tài khóa sẽ bắt đầu phát huy tác dụng trong vòng khoảng 3 – 5 năm tới."Thời điểm tốt nhất để đầu tư là khi mọi thứcòn âm u", Satwalekar nói trong cuộc trả lời phỏng vấn với Bloomberg tại Singapore ngày hôm qua.
Tờ Bloomberg nhận định các nhà lãnh đạo Việt Nam đang cố gắng đảo ngược tốc độ tăng trưởngthấp nhất kể từ năm 1999. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũngdự báo tăng trưởng năm 2014 sẽ là 5,8% trong khi chính phủ ưu tiên mục tiêu kiềm chế lạm phát vàthanh khoản của hệ thống ngân hàng được cải thiện.
Tháng 7 vừa qua, NHNN Việt Nam đã cắt giảm lãi suất chính sách để thúc đẩy tăng trưởng, saukhi giảm giá VNĐ trong tháng trước đó để cải thiện cán cân thanh toán.
"Các nhà hoạch định chính sách đã tạo nên một môi trường rất tốt cho nhà đầutư", Satwalekar nói.
Satwalekar cho biếtcác lĩnh vực mà ông quan tâm bao gồm nông nghiệp, bán lẻ, giáo dục, thực phẩm và đồuống. "Quy mô của các thương vụ nằm trong khoảng 5 - 15 triệu USD.
Theo dữ liệu của Bloomberg, TTCK Việt Nam đang là thị trường rẻ nhất trong khuvực. Trong khi các nhà đầu tư chứng khoán đã giúp chỉ số Vn Index tăng 21% kể từ đầunăm tới nay (mạnh nhất ở châu Á ngoại trừ Nhật Bản), các quỹ mua lại vẫn chưa vào cuộc.
Luke Pais - chuyên gia đến từ Ernst & Young - cho rằng nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi và thămdò thị trường vốn cổ phần tư nhân Việt Nam. Tuy nhiên, có một điều chắc chắn là số thương vụđã tăng lên và nhà đầu tư đang dành nhiều thời gian hơn để xem xét thị trường này.
Theo Preqin Ltd. - công ty nghiên cứu thị trường có trụ sở tại London, các doanh nghiệp mualại đã bỏ ra 287 triệu USD để mua cổ phần trong 5 vụ giao dịch kể từ đầu năm đến nay. Đây là lượngvốn lớn nhất kể từ năm 2006 và số thương vụ cũng ở mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lạiđây.
Hồi tháng 1, tập đoàn KKR & Co. (KKR) đã tăng gấp đôi cổ phần ở Masan, nâng số tiền đầu tưvào đây lên 359 triệu USD sau khi đầu tư lần đầu tiên vào tháng 4/2011.
Đến tháng 5, Warburg PincusLLC cho biết sẽ dẫn đầu một nhóm nhà đầu tư bỏ 325 triệu USD vào tập đoàn Vingroup. TPG Capitalcũng đầu tư 50 triệu USD để mua 49% của Masan hồi tháng 7.
Đối với Templeton, đội ngũ gồm 12 nhân viên của Vietcombank Fund Management cũng đang tìm kiếmcơ hội trên khắp Việt nam. Hiện Templeton đang nắm giữ 49% cổ phần trong khi Vietcombank nắm51% cổ phần của quỹ này.
Satwalekar cũng nhận định những khoản đầu tư có thể giúp lấp đầy khoảng cách được tạo ra bởikhu vực ngân hàng trong bối cảnh chính phủ đang cố gắng xử lý gần 5 tỷ USD nợ xấu. "Các ngân hàngyêu cầu tài sản thế chấp nhiều hơn so với những gì doanh nghiệp có và do đó doanh nghiệp đang yếutrong khâu tiếp cận vốn. Đây chính là cơ hội để các quỹ tư nhân nhảy vào", ông nói.
Nguồn CafeF Land