Thứ Tư | 10/09/2014 10:24

CEO Cadivi: Lên sàn vẫn sẽ duy trì tỷ lệ cổ tức 20-30%/năm

Ông Nguyễn Lộc, Tổng giám đốc CTCP Dây cáp điện Việt Nam (Cadivi) cho biết dự kiến trong quý 4/ 2014, công ty sẽ niêm yết trên sàn HOSE.

Trao đổi của NDH.vn với ông Nguyễn Lộc, Tổng giám đốc CTCP Dây cáp điện Việt Nam về tình hình hoạt động kinh doanh củacông ty cũng như kế hoạch niêm yết cổ phiếu CADIVI.


Cadivi đã được cổ phần hóa từ năm 2007 và dự kiến trong quý 4/ 2014, công ty sẽ niêm yết trên sànHOSE. Công ty có vốn điều lệ 288 tỷ đồng, trụ sở chính tại 70-72 Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Q1. TP.HCM.

Được biết Cadivi là doanh nghiệp sản xuất mua bán dây cáp điện lớn nhất cả nước, ông có thểcho biết thị phần của công ty đang là bao nhiêu và Cadivi có xuất khẩu sang các nước kháckhông?

Ông Nguyễn Lộc: Theo khảo sát FTA thì thị phần phân phối dây cáp điện củaCadivi đạt khoảng 30% thị phần cả nước, tuy nhiên ở thị trường miền Nam thị phần của Cadivi đạt tới90%, miền Trung chiếm khoảng 70% và miền Bắc chiếm 20%.

Trước đây, Công ty chỉ tập trung phát triển thị trường miền Nam mà chưa ra thị trường Miền bắc.Tuy nhiên chiến lược của công ty hiện tại sẽ tập trung giữ vững thị phần ở khu vực phía Nam, đồngthời mang thương hiệu đến khu vực phía Bắc.

Theo chiến lược, Cadivi muốn mở rộng nhà máy sản xuất tại cả 3 miền. Hiện nay, công ty có 2xínghiệp tại KCN Bien Hoa 1 XN Thành Mỹ, XN Long Biên , 1 XN TP.HCM (XN Tân Á), 1 nhà máy tại miềnTrung và 1 nhà máy tại KCN Long Thanh Đồng Nai (thuộc Công ty TNHH MTV CADIVI Đồng Nai do CADIVI sởhữu 100% vốn).

Tại khu vực Miền Trung, hiện công ty chỉ có tổng kho 1.000m2, chưa có dây chuyền sản xuất.Công tyđang xây dựng dây chuyền sản xuất điện dân dụng và điện ô tô tại miền Trung phục vụ cho thị trườngtrong nước và xuất khẩu.
Tại Miền Bắc, tương lai Cadivi sẽ bắt buộc xây dựng Nhà máy sản xuất, để giảm chi phí vận chuyển,đỡ tốn thời gian.

Việc xây dựng Nhà máy tại miền Trung một phần phục vụ nhu cầu tại Khu vực này, đồng thời cũng phụcvụ nhu cầu miền Bắc, giảm nửa đường vận chuyển so với trước đây.

Ngoài phân phối dây cáp điện cho thị trường dân cư, CADIVI còn xuất khẩu và triển khai các dựán điện của EVN, vậy mảng nào mang lại doanh thu nhiều nhất cho Cadivi thưa ông?

Hiện tại, CADIVI bán hàng thông qua 3 kênh: kênh phân phối đại lý (còn gọi là thị trường nền)chiếm 70% doanh thu, kênh dự án (chuyên các dự án thầu cho ngành điện lực) chiếm 25% và kênh xuấtkhẩu chiếm 5% doanh số. Xuất khẩu nhằm mục đích đưa thương hiệu công ty cho mọi người biết. Do vậy,cần lựa chọn thị trường, địa điểm tại đó người dân hiểu và sử dụng sản phẩm của mình.

Thị trường xuất khẩu chính của Cadivi là thị trường Mỹ. Vì Mỹyêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật cao. Đốivới cáp điện hạ thế, dân dụng phải đạt tiểu chuẩn UL. Nếu không đạt tiêu chuẩn sẽ không thể vàođược thị trường Mỹ.Ngoài ra, công ty cũng xuất khẩu đi Campuchia, Lào, Myanma để thương hiệu có thểxuất hiện trong khu vực.

Cadivi hiện đang từng bước làm thủ tục, quy trình chứng nhận để có khả năng đưa sản phẩm vào thịtrường Nhật Bản. Bởi với Nhật Bản, Cadivi nhận thấy có hai vấn đề. Một là, Nhật bản đang có xu thếđầu tư chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam, nhiều dự án của Nhật đang được đầu tư tại Việt Nam, thứhai, Nhật Bản đang đang chuẩn bị cho Olympic 2020 và có nhu cầu xây dựng rất lớn, nên nếu đáp ứngđược các tiêu chuẩn khắt khe của Nhật Bản thì Cadivi sẽ có thị trường tiêu thụ rất lớn.

Tất nhiên để nhận được tiêu chuẩn kỹ thuật thì bên Nhật bản cần xuống đánh giá thực địa hệ thốngcủa mìnhđể đảm bảo yêu cầu, chất lượng.

Cadivi có vấp phải sự cạnh tranh với hàng giá rẻ Trung Quốc không thưa ông?

Cáp điện Trung Quốc chủ yếu đi theo đường dự án EPC và thiết bị đi kèm. Khoảng gần 90% ngành điệnlà các thiết bị Trung Quốc. Còn trên thị trường cáp điện, sự xuất hiện cáp từ Trung Quốc hầu nhưkhông có.

Tình hình sản xuất kinh doanh của Cadivi phụ thuộc vào các yếu tố nào thưa ông? Thị trường BĐSthời gian qua gặp khó khăn có ảnh hưởng nhiều đến công ty không?

Tình hình sản xuất kinh doanh của CADIVI cũng như bất kỳ doanh nghiệp khác đều phụ thuộc vào môitrường chung vĩ mô vàcác chính sách của Nhà nước. Có những chính sách cũng chưa kích thích đượcdoanh nghiệp, như gói 30.000 tỷ, tỷ lệ giải ngân 6 tháng đầu năm còn thấp nên chưa kích thích đượcdoanh nghiệp.

Ngoài ra, do đặc thù riêng nên Cadivi cũng chịu những ảnh hưởng riêng. Ví dụ như về giá NVL (đồng, nhôm) để sản xuất dây cáp điện, chủ yếu các NVL này đang đượcCadivinhập khẩu từ các nước như Chilê, Úc, Đức vì đồng để sản xuất cần đạt hạng A về tiểuchuẩn.

Công ty nhiều khi gặp khó khăn do sự cạnh tranh không lành mạnh với các công ty sản xuất dây cápđiện nhỏ lẻ khác trên thị trường. Một số công ty pha thêm các nguyên liệu kém chất lượng để hạ giáthành nhưng Cadivi không làm như vậy. Công ty lựa chọn đi đúng con đường, người tiêu dùng thôngminh sẽ đưa ra lựa chọn hợp lý.

Hiện này luật đấu thầu không chỉ ưu tiên giá rẻ mà còn phụ thuộc vào chất lượng. Khi thuyết phụckhách hàng mua sản phẩm của Cadivi, giá của Cadivi có thể hơn đối thủ khác nhưng về vận hành lâudài không xảy ra cháy chập, rò rỉ điện, tổn hao điện năng. Cadivi hướng đến cung cấp các sản phẩmchất lượng tốt hơn đồng nghĩa với việc công ty tạo ra cho khách hàng các giá trị phi vật chất đểtạo ra sự an tâm.

Thị trường bất động sản có ảnh hưởng nhưng không phải tất cả. Doanh thu của Cadivi năm 2012 đạt3.600, 2013 đạt 4.500 dự kiến năm 2014 đạt 4.600 tỷ, như vậy đều có tăng trưởng hàng năm.

Việt Nam đang trong nhu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước. Việc phát triển ngành điện lànhu cầu bắt buộc. Ít nhất 30-40 năm nữa vẫn cần, thâm chí các nước phát triển họ vẫn có nhu cầunhập khau san pham. Tiềm năng cho ngành sản xuất này lớn nếu công ty có thương hiệu, nhận được sựtin tưởng của người tiêu dùng thì đó là lợi thế lớn.

Cổ đông lớn của công ty là Tổng công ty Thiết bị Điện thuộc bộ Công thương (chiếm 65% vốn),vậy Cadivi có được lợi thế gì khi đấu thầu các dự án điện của EVN không?

TCT Thiết bị điện VN thuộc Bộ Công Thương. EVN cũng thuộc bộ Công thương. Nhưng các dự án nhìnchung đều phải đấu thầu mà không được ưu tiên từ EVN.

Kế hoạch niêm yết của Cadivi bao giờ sẽ thực hiện thưa ông?

Cadivi phấn đấu trong tháng 9 hoặc tháng 10 sẽ xong các thủ tục nhận giấy phép niêm yết. Công tysẽ lựa chọn thời điểm thích hợp trong quý IV/2014 để niêm yết trên sàn HOSE.

Cadivi trong những năm qua duy trì tỷ lệ cổ tức rất cao (30%/năm). Sau khi lên sàn công ty códuy trì tỷ lệ cổ tức trên?

Mục tiêu khi chuyển đổi thành công ty cổ phần của Cadivi là tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông, đảmbảo lợi ích cán bộ công nhân viên, thỏa mãn tối đa nhu cầu khách hàng về vật chất và phi vậtchất.

Tuy nhiên nếu trả cổ tức quá cao thì sẽ ảnh hưởng đến tái đầu tư, phat trien công ty, chăm longười lao động bị ảnh hưởng, Nên Cadivi sẽ chọn phương án hợp lý, theo chiến lược, cổ tức bình quântừ 20-30%/năm. Công ty sẽ khó khăn về vấn đề đầu tư, phát triển nếu nâng cổ tức cao hơn nữa. Tuynhiên, nếu quá thấp, nhà đầu tư sẽ không mặn mà,nên công ty sẽ lựa chọn bài toán hợp lý.

Tham gia Gatewway, Cadivi có mong muốn tìm kiếm nhà đầu tư chiến lược nước ngoài không thưaông?

Ngay từ bây giờ, nhiều đối tác đã mong muốn được góp vốn vào Cadivi. Cty cũng đang từng bước traođổi với công ty mẹ là Tổng Công ty CP Thiết bị điện Việt Nam để có một lộ trình thoái vốn phùhợp.

Xin cảm ơn ông.

Nguồn NDH


Sự kiện