Thứ Tư | 31/12/2014 16:02

CEO Asia Frontier Capital: Cơ hội tại các thị trường sơ khai Châu Á

Asia Frontier Capital là một công ty chuyên đầu tư tại các thị trường Châu Á, trong đó có Việt Nam, và họ đang có mức lợi nhuận vô cùng khả quan.

Dưới đây là bài phỏng vấn đối với CEO Thomas Hugger của Asia Frontier Capital về cơ hội đầu tư tại Việt Nam.

Thomas Hugger được sinh ra tại Thụy Sỹ nên ông không lạ lẫm gì với thế giới tư bản cũ và thế giới của người giàu có. Tuy nhiên, ông lại trải qua hơn 2 thập kỷ tại các nước Châu Á kém phát triển nhất và đã tích lũy được sự nhạy bén cần thiết trên thị trường chứng khoán để có thể đầu tư có lời. Kể từ năm 2012, Thomas Hugger đã sáng lập và điều hành (CEO) công ty Asia Frontier Capital.

Công ty có trụ sở tại Hongkong này là một quỹ đầu tư mạo hiểm và tập trung đầu tư vào các thị trường sơ khai (Frontier Market, mức thấp hơn của thị trường mới nổi Emerging Market) của Châu Á. Tuy nhiên, đầu tư mạo hiểm cũng có cái giá của nó khi Quỹ Asia Frontier Fund đã tạo ra tổng lợi nhuận 24% trong năm nay, cao hơn 7% so với FTSE Frontier 50 Index và cao hơn 6,6% đối với MSCI World Index.

Những lá cờ cho các thị trường tại Châu Á mà ông Hugger đầu tư được dính lên các bức tường tại văn phòng của Asia Frontier Capital, từ cờ đỏ sao vàng của Việt Nam đến cờ xanh trắng của Pakistan. CEO Hugger lạc quan rằng thị trường sơ khai tại Châu Á sẽ tiếp tục có biểu hiện tốt so với các thị trường khác trên thế giới trong tương lai, do sự ảnh hưởng mạnh mẽ của ngành sản xuất từ Trung Quốc đến các nước kém phát triển khác và do sự phát triển mạnh mẽ của Ấn Độ.

Hãng tin Baron’s Asia đã có cuộc phỏng vấn với nhà đầu tư kỳ cựu này về cái nhìn của ông đối với thị trường hiện nay:

Các thị trường sơ khai thường rủi ro hơn so với những thị trường phát triển hoặc thậm chí là so với thị trường mới nổi. Vậy ông có những lời khuyên gì cho việc đầu tư vào các thị trường này?

Các thị trường mới nổi đã thay đổi rất nhiều, nhưng hệ thống ngân hàng tại đây vẫn hoạt động không hiệu quả và còn nhiều rào cản. Tuy nhiên, có rất nhiều cơ hội đầu tư vì thị trường sơ khai hoạt động không hiệu quả và không có nhiều chuyên gia phân tích tập trung nghiên cứu tại những thị trường này, do đó rất dễ dàng tìm thấy những cơ hội đầu tư tốt. Có những cổ phiếu lớn (blue chips) tại một số quốc gia không hề được các chuyên gia phân tích để ý đến chút nào. Sẽ có nhiều thách thức khi thực hiện việc nghiên cứu và phân tích, nhưng nếu bạn thông minh hơn số đông còn lại thì bạn có thể tìm thấy một vài cơ hội đầu tư tốt.

Những yếu tố gì ông quan tâm khi đầu tư và làm sao để tránh được việc bất đối xứng thông tin?

Điều này tùy thuộc vào những yếu tố cơ bản. Chúng tôi thường muốn đầu tư vào những cổ phiếu định giá rẻ (cheaply priced) và có tỷ suất cổ tức cao. Một điều quan trọng nữa là phải xem xét liệu công ty có nhiều khoản nợ trong bảng cân đối tài chính hay không? Liệu công ty có đáng tin và có đủ năng lực quản lý hay không để có thể duy trì tăng trưởng trong 5-10 năm tới.

Bên cạnh đó, hầu hết các công ty mà chúng tôi đầu tư đều đã hoạt động trong nhiều năm và có lịch sử kinh doanh tốt. Những công ty này có xu hướng minh bạch rõ ràng hơn các công ty nhỏ khi đề cập đến việc sử dụng tiền của các nhà đầu tư.

Trong năm 2015, thị trường sơ khai nào tại Châu Á hứa hẹn nhiều lợi nhuận nhất?

Chúng tôi cho rằng đó là Việt Nam, đây là quốc gia mà chúng tôi đang đầu tư vào nhiều nhất. Lợi thế lớn nhất hiện nay tại đây là việc di chuyển sản xuất từ Trung Quốc tới quốc gia này. Hiện tại, Việt Nam đang có những vấn đề lớn còn tồn tại và nước này cần một thời gian khá dài để khắc phục chúng, nhưng chúng tôi nghĩ rằng thị trường Việt Nam đang ngày một tốt hơn.

Chỉ số Index sàn Hồ Chí Minh đã tăng so với xu thế ngược lại hồi đầu năm với mức lợi nhuận là khoảng 14 lần, còn mức lợi nhuận của các quỹ đầu tư là 12,5 lần. Tuy nhiên chúng tôi đã và đang đầu tư chủ yếu vào các cổ phiếu nhỏ nên chỉ số P/E của chúng tôi chỉ vào khoảng 7 lần. Lợi thế thanh khoản tại Việt Nam là khá lớn nên khoảng cách giữa giá các cổ phiếu Blue chip và cổ phiếu midcaps là rất lớn.

Lựa chọn hàng đầu của ông tại thị trường Việt Nam là gì?

Lựa chọn hàng đầu của tôi là Vietnam Sun (VNS.VN), hãng điều hành taxi khá lớn tại Việt Nam. Công ty này có 40% thị phần tại Tp.Hồ Chí Minh, nơi công ty có 4.000 xe taxi, và đang có kế hoạch mở rộng ra các thị trấn nhỏ tại miền Trung. Công ty đã có hoạt động tốt trong điều kiện chi tiêu tiêu dùng gia tăng cũng như nhu cầu cần thiết cho dịch vụ vận chuyển tại Việt Nam. Số xe taxi tính theo bình quân đầu người tại Việt Nam thấp hơn các nước Đông Nam Á khác và dịch vụ công cộng tại đây cũng không được tốt lắm. Các xe taxi của hãng này cũng trong điều kiện tốt khi hầu hết mới chỉ được sử dụng 5-6 năm.

VNS và VN Index

VNS

Chúng tôi cũng lựa chọn công ty FPT (FPT.VN), chuyên về phát triển phần mềm và cung cấp dịch vụ băng thông rộng cũng như dịch vụ viễn thông. Công ty này cũng có mảng bán lẻ hàng điện tử, như điện thoại di động và laptop, và mảng bán buôn khi công ty là nhà phân phối chính của các sản phẩm Apple cho các đại lý bán lẻ tại Việt Nam.

FPT và VN Index

FPT

Một công ty khác mà chúng tôi lựa chọn là Nhựa Binh Minh (BMP), chuyên sản xuất ống nhựa cho các công trình cơ sở hạ tầng và xây dựng. Chính phủ Việt Nam muốn đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng trong vài năm tới, điều này sẽ làm gia tăng mạnh nhu cầu ống nhựa. Đã có vụ đổ vỡ thị trường bất động sản năm 2008-2009 nhưng chúng tôi nghĩ rằng thị trường đã chạm đáy và các công trình xây dựng sẽ gia tăng.

BMP và VN Index

BMP

Giá trị đầu tư của BMP, với mức lợi nhuận khoảng 8 lần, cũng rất hấp dẫn. Mức lợi nhuận này đã giảm khá nhiều trong năm nay do công ty có một số vấn đề về thuế, nhưng đã được giải quyết, vì vậy chúng tôi dự đoán sự hồi phục trong mức lợi nhuận trong năm tới. Công ty vẫn đang tiếp tục phát triển và các nhà đầu tư đều có nhận định tốt về đội ngũ quản lý của công ty BMP, điều này là khá quan trọng trong thị trường sơ khai như Việt Nam.

Kế hoạch của chính phủ Việt Nam trong việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) đã có bước tiến hơi chậm. Quan điểm của ông là gì và liệu ông có thấy cơ hội đầu tư nào trong tình hình này hay không?

Việc cổ phần hóa các DNNN đang gây thất vọng cho chúng tôi. Mặc dù động thái này là một bước đi đúng hướng, nhưng tiến độ lại chậm và thường không minh bạch. Tương tự như vậy, khoảng 1 năm trước thì các nhà đầu tư đã hy vọng giới hạn sở hữu tại công ty cho các nhà đầu tư nước ngoài sẽ được nới lỏng từ 49% lên 60%, nhưng hiện giờ tỷ lệ này vẫn là 49%.

Một điều nữa mà chúng tôi không thích là kể cả khi các công ty được cổ phần hóa, bạn không thể biết khi nào thì các công ty này sẽ được niêm yết. Các nhà đầu tư hoàn tất việc bỏ vốn vào công ty nhưng không thể giao dịch công khai trong một vài năm cho đến khi công ty này lên sàn.

Nguồn Người đồng hành