Thứ Ba | 02/09/2014 09:33

Cao su: Câu chuyện từ quá khứ

Các doanh nghiệp khi quyết định đầu tư vào cao su tính toán lợi nhuận trong tương lai khi cao su thu hoạch dựa vào giá cao su ở hiện tại.
Bầu Đức cười sảng khoái: “Có ngườihỏi ông Đức trồng cao su thì cạo ra cái gì. Ra mủ chứ ra cái gì”. Cách đó mấybước chân, chuyên viên quỹ đầu tư Temasek với tay bẻ lá cao su, một giọt nhựaứa ra đầu cành.

Rồi ông Đức khẳng định: "Phảibán nhà cũng trồng cao su", phóng viên báo ĐTCK mô tả về sự lạc quan vớicây cao su của một trong những tỷ phú giàu nhất Việt Nam, ông Đoàn Nguyên Đức,chủ tịch tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai trong một bài báo cuối năm 2011, khi giácao su liên tục phá các đỉnh cao trong lịch sử: "Bầu Đức: 'Bán nhà cũngtrồng cao su".

Tại thời điểm đó, tuyên bố của tỷphú Đoàn Nguyên Đức “bán nhà phải trồng cao su” phản ánh một tinh thần lạc quancao độ.

Ông Đức nói với chuyên viên các quỹđầu tư, những người cũng chia sẻ tinh thần lạc quan cùng ông trong việc cấp vốncho các kế hoạch trồng cao su tham vọng của Hoàng Anh Gia Lai: “Năm 2012, chúngtôi sẽ trồng xong 51.000 hecta cao su như kế hoạch và tiếp tục phát triển thêm50.000 hecta cao su nữa kể từ năm 2013. Hiện tại, chúng tôi đã chuẩn bị xongquỹ đất”.

Tuyên bố của ông chủ Tập đoàn trồngcao su lớn nhất Việt Nam có vẻ rất hợp lý ở thời điểm hiện tại (năm 2012) khimà giá cao su luôn duy trì ở mức cao từ năm 2006 đến 2011, ngoại trừ khủnghoảng kinh tế 2008 làm giá cao su giảm sâu do ngành sản xuất ô tô thế giới, đầura của cao su tự nhiên, lâm vào khủng hoảng do suy thoái kinh tế.

Ông Đức tính một bài toán đơn giảncho thấy mức siêu lợi nhuận của dự án trồng cao su: “Sau khi 51.000 héc-ta caosu cho mủ, mỗi năm HAGL có thể thu hoạch 127.500 tấn mủ khô xuất khẩu mang lạidoanh số khoảng 382,5 triệu USD”.

Không chỉ có ông Đức, các doanh nhânkhác cũng chia sẻ một tinh thần lạc quan cao độ về siêu lợi nhuận của việctrồng cao su. Bài báo “Cao su trồng dễ, tiền nhiều” cho biết tính toán của ôngNguyễn Đình Trạc, Tổng giám đốc Tập đoàn Đức Long Gia Lai (DLG) trong khoảngthời gian 2011-2012, vốn đầu tư trồng cao su vào khoảng 130 triệu đồng/héc-ta.Trồng 6 năm khai thác 25 năm, sau đó bán cây cao su lấy gỗ.

Nếu tính 350.000 đồng/cây thì 1héc-ta cao su cho thu hoạch 180 triệu đồng, đã đủ lấy lại vốn đầu tư.Nếu tínhtrung bình 1 héc-ta cao su cho thu hoạch 2 tấn mủ/năm, tương đương 2.500 tỷđồng/năm. Ông Trạc cho biết, do trồng cao su là siêu lợi nhuận nên DLG đã xin8.300 héc-ta đất ở Gia Lai Kontum để trồng cao su. DLG trồng trước 5.000 héc-tađất liền thửa, là nguồn để tạo doanh thu cho công ty trong trung hạn.

CTCP Đại lý Liên hiệp vận chuyển(Gemadept) cũng xin đất trồng cao su ở Campuchia với diện tích từ 10.000 đến30.000 héc-ta.

Công ty Quốc Cường Gia Lai cũng thamgia vào lĩnh vực được kỳ vọng là siêu lợi nhuận này với ước tính, hàng năm lợinhuận Quốc Cường Gia Lai thu được từ 4.000 héc-ta cao su sau khi trừ các khoảnchi phí là 400 tỷ đồng/năm, tính theo giá cao su thị trường hiện nay.

Cao su tự nhiên là một nguyên liệuđầu vào của ngành sản xuất săm lốp, sử dụng cho các loại xe gắn máy và ô tô.Nhu cầu tiêu thụ cao su sẽ phụ thuộc vào tốc độ tăng trưởng kinh tế của thếgiới trong tương lai, đặc biệt là các nền kinh tế có dân số đông là Trung Quốcvà Ấn Độ. Trong khi đó, nguồn cung cao su trong tương lai phụ thuộc vào quyếtđịnh mở rộng diện tích trồng cao su của các doanh nghiệp ở hiện tại.

Các quyết định đầu tư tại thời điểmđó của các doanh nghiệp trồng cao su dựa vào niềm tin lạc quan rằng mức giá caosu cao ở hiện tại sẽ được duy trì trong tương lai và họ sẽ đạt được lợi nhuậncao trong tương lai.

Không chỉ các doanh nhân, những nôngdân sở hữu một diện tích đất trồng cây công nghiệp cũng chia sẻ tinh thần lạcquan đó về mức siêu lợi nhuận của cây cao su trong tương lai. Nông dân tỉnhBình Phước, tỉnh có diện tích trồng điều lớn nhất Việt Nam cũng đã chặt điềutrồng cao su, phá rừng, chặt cà phê để trồng cao su.

Tập đoàn Công nghiệp cao su Việt Nam(VRG) cũng tích cực mở rộng diện tích trồng cao su. Năm 2012 là năm đánh dấuchặng đường 5 năm (2007 - 2012) VRG triển khai thực hiện chương trình hợp tácgiữa hai Chính phủ VN-Campuchia về việc trồng mới 100.000 ha cao su tạiCampuchia.

Việt Nam có kế hoạch thuê đấttrồng 200.000 ha cao su tại Miến Điện để giải quyết tình trạng thiếuđất cho cây công nghiệp ở trong nước.

Ông Trần Ngọc Thuận, Tổng giámđốc tập đoàn cao su cho biết diện tích cao su đang cho khai thác mủ của ViệtNam là 160.000 ha, với sản lượng hàng năm khoảng 300.000 tấn.

Không chỉ ở Việt Nam, Thái Lan, quốcgia có diện tích trồng cao su lớn nhất thế giới, cũng đã khởi động kế hoạchtrồng cao su vào năm 2004, khi giá cao su bắt đầu tăng do nhu cầu lớn của ngànhsăm lốp Trung Quốc - nước tiêu thụ cao su lớn nhất thế giới. Chính phủ Thái Lankhi đó đã khuyến khích nông dân đẩy mạnh trồng cao su trên diện tích 160.000 haở miền Bắc và miền Đông Bắc nước này.

Indonesia, quốc gia có diện tíchtrồng cao su lớn thứ hai thế giới, có kế hoạch đầu tư 5 nghìn tỷ rupiah (528triệu USD) để tái sinh các đồn điền trồng cao su thiên nhiên của nhà nước nhằmnâng cao sản lượng.

Giám đốc Ban trồng cây lâu năm củaBộ Nông nghiệp Indonesia, Rismansyah Danasaputra cho biết, kế hoạch này sẽ thúcđẩy sản lượng cao su tăng 44,5% đạt 1.300 kg/năm cho mỗi ha vào năm 2015. Kếhoạch này sẽ phát triển khoảng 350.000 ha diện tích trồng cao su.

Lịch sử biến động giá các loại nôngsản dài ngày cho thấy rằng khi giá cả một loại cây công nghiệp nào đó duy trìmức cao trong một thời gian dài, những nhà đầu tư đang nắm giữ nguồn cung cóđược lợi nhuận cao thì tín hiệu giá cả đó sẽ khuyến khích những nhà đầu tư bênngoài tham gia vào việc đầu tư mới và thậm chí các doanh nghiệp trong ngànhcũng tích cực mở rộng diện tích.

Những thông tin và các phát ngôntrên báo chí cho thấy rằng việc đầu tư vào cây cao su tăng rất nhanh trong thờiđiểm 2007-2011 khi lợi nhuận từ cây cao su liên tục giữ ở mức rất cao.

Cao su là một cây công nghiệp dàingày, thời gian kể từ khi trồng đến khi cạo mủ từ 5-7 năm, những biến động giácả do nguồn cung tăng lên chỉ được phản ánh khi diện tích trồng cao su ở hiệntại được khai thác.

Giá cao su có xu hướng giảm liên tục kê từ 2011 (nguồn: World Bank)
Giá cao su có xu hướng giảm liên tục kê từ 2011 (nguồn: World Bank)

Quay trở lại với câu chuyện về lợi nhuận cao su. Kể từ sau làn sóng ồ ạt đầu tư vào cao su với những dự tính lợi nhuận đẹp đẽ đến nay, giá cao su gần như duy trì xu hướng giảm đều đặn (đồ thị) vì nhiều nguyên nhân, trong đó có cả nguyên nhân từ việc nguồn cung tăng vọt lẫn nguyên nhân tăng trưởng phía cầu không như dự đoán.

Cho đến năm nay việc chặt bỏ cao su đã bắt đầu diễn ra khi người nông dân không chịu nổi lỗ, dù rằng các cơ quan chức năng đã phải ra khuyến cáo không nên chặt bỏ cây cao su.

Và đúng thời này khi những người trồng cao su bắt đầu nghĩ đến và thực sự chặt bỏ cao su, những thông tin mới nhất về sự tăng trưởng trở lại của ngành ô tô Trung Quốc và sự suy giảm nguồn cung đang khiến các chuyên gia dự báo giá cao su có thể tăng trở lại.

Nguồn Theo DVO


Sự kiện