Nikkei
Canada vẫn là trở ngại chính của CPTPP
11 quốc gia còn lại của Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương )TPP) sẽ tham gia đàm phán cuối cùng để thu hồi thỏa thuận thương mại ngay trong tuần tới tại Tokyo mặc dù các yêu cầu của Canada về việc xem xét lại các ngoại lệ về văn hoá và các quy tắc sản xuất ô tô vẫn là những trở ngại lớn đối với việc ký kết thỏa thuận sửa đổi hồi tháng 3 Như kế hoạch.
Sau sự rút lui của Mỹ, các thành viên còn lại của TPP đã đồng ý hoãn 20 điều khoản của thỏa thuận ban đầu trong tháng 11. Hai điều khoản cũng được kì vọng sẽ được hoãn, trong đó có một điều khoản dành cho các công ty nhà nước bị Malaysia phản đối.
Còn hai điều khoản nữa vẫn cần được giải quyết trước khi chốt lại hiệp định, bây giờ được gọi là Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), có thể được đưa vào hiệu lực. Đặc biệt, Canada đang thúc đẩy việc hoãn một điều khoản chống lại các ngoại lệ về văn hoá vốn ưu tiên ngành truyền thông trong nước.
Trong các cuộc đàm phán đối với TPP gốc, Mỹ đã yêu cầu Canada từ bỏ các quyền của nước này về ưu tiên các hãng nội dung của Canada và hạn chế việc tiếp cận vào nội dung trực tuyến do nước ngoài tạo ra. Với sự rút lui của Mỹ, Canada yêu cầu điều khoản này bị đình chỉ ngay trước khi 11 quốc gia đạt được một thỏa thuận rộng rãi về CPTPP vào tháng 11 (bên lề APEC Việt Nam). Nhưng các nước khác đã chỉ trích động thái này, lập luận rằng nó đi ngược lại những nỗ lực tự do hoá thương mại của họ.
Canada cũng không chính thức kêu gọi thay đổi các quy tắc thương mại ô tô - cụ thể là các quy tắc xuất xứ. Ngành công nghiệp ô tô của Canada tập trung gần biên giới Mỹ, và chuỗi cung ứng của hai quốc gia có mối liên hệ sâu sắc. Với việc Mỹ rút khỏi TPP, Canada hiện muốn thay đổi các quy tắc về việc một chiếc ô tô hoặc một phần của nó phải được sản xuất trong khối như thế nào để được miễn thuế.
Quan điểm của Canada trong việc sửa đổi các quy tắc xuất xứ - một điều kiện chính để giảm thuế - có thể đưa các cuộc đàm phán về CPTPP trở lại vạch xuất phát. Nhật Bản và các nước khác không ý nhân nhượng với yêu cầu của Canada.
Một nguồn tin từ Nhật Bản cho biết rằng các nước vẫn chưa rõ Canada sẽ làm gì khi các nhà đàm phán hàng đầu họp vào cuối tháng này. Người ta không lo ngại việc Canada sẽ rút khỏi hiệp định. Nhưng nếu nước này từ chối ký kết trừ khi các yêu cầu của họ được đáp ứng, điều này có thể khiến các nước khác không phê chuẩn thỏa thuận và có thể làm phức tạp các kế hoạch đưa TPP vào hiệu lực vào năm 2019.
Những trắc trở trong việc dàm Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ, vốn được cho là sẽ được sửa đổi vào cuối tháng 3, cũng góp phần che mờ mối quan tâm của Canada với CPTPP. Canada có thể ký vào một CPTPP không hoàn hảo để xây dựng động lực cho NAFTA, hoặc gác lại CPTPP để tập trung vào việc đàm phán lại NAFTA.
Nhật Bản hy vọng sẽ giải quyết được những vấn đề tồn tại trong cuộc họp sắp tới với hy vọng các thành viên sẽ ký kết hiệp định cuối cùng tại Chilê vào tháng 3.
Nguồn Nikkei