Thứ Ba | 15/07/2014 13:26

Cân nhắc thành lập cơ quan chuyên ngành quản lý vốn Nhà nước

Sáng nay, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về một số vấn đề về Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh.
Về tên gọi của Luật, qua thảo luận nổi lên 2 luồng ý kiến. Cụ thể,nhiều ý kiến đề nghị giữ nguyên tên gọi của dự án Luật theo Nghị quyết số 23/2012/QH13 ngày12/6/2012 của Quốc hội là "Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh". Mộtsố ý kiến đề nghị đổi tên gọi của dự án Luật theo Tờ trình số 156/TTr-CP ngày 20/5/2014 của Chínhphủ là "Luật đầu tư và quản lý vốn nhà nước tại doanh nghiệp".

Về vấn đề này, ông Phan Trung Lý- Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Quốchội cho rằng, khi Quốc hội thông qua chương trình, tên của Luật này là Luật quản lý, sử dụng vốnnhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh. Vì thế, phạm vi điều chỉnh rất rộng. Bây giờ, ý kiến củaBan soạn thảo thống nhất khoanh lại, trước đây là sản xuất kinh doanh, giờ là "tại DN" thì phải làmrõ ra. Ngoài đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại DN thì vốn Nhà nước còn đầu tư vào đâu nữa, và cótrùng lắp với các Luật khác như đầu tư công, Luật DN hay không?



Thực tế, ngoài việc đầu tư tại DN thì Nhà nước còn một số nguồn vốn khác nữa. Cụ thể, tại Khoản 4,điều 3, nêu vốn này bao gồm đầu tư tại DN và nguồn vốn khác. Bao gồm: Vốn tín dụng do Nhà nước bảolãnh và vốn Nhà nước đầu tư phát triển. Như vậy, 2 khoản vốn này có nằm trong vốn DN hay không phảilàm rõ. Nếu không nằm trong đầu tư tại DN thì tên gọi của luật không phải là "đầu tư tại DN". "Nếukhông ta bó hẹp luật này lại không đúng tinh thần Quốc hội đề ra, không bao hàm được tất cả cácphần vốn Nhà nước đầu tư. Tôi đề nghị vẫn giữ như tên gọi Quốc hội đã đề ra" - ông Phan Trung Lýnói.Cần một cơ quan quản lý chuyên ngành?

Một số ý kiến đề nghị xác định rõ hơn mô hình đại diện chủ sở hữu,xóa bỏ cơ chế bộ, ngành chủ quản; nghiên cứu thực hiện mô hình tập trung, có thể giao cho một cơquan thực hiện quản lý và giám sát toàn bộ vốn nhà nước tại doanh nghiệp, bảo đảm tách bạch với cơquan quản lý nhà nước.

Bên cạnh đó, có ý kiến đề nghị trước mắt nên lựa chọn mô hình hỗnhợp, điều phối chức năng tùy thuộc vào quy mô và tầm quan trọng của DNNN.

Cơ quan soạn thảo đề xuất giữ nguyên mô hình như hiện nay. Theo đóChính phủ thống nhất thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước; Thủ tướng Chínhphủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trựcthuộc Trung ương thực hiện một số quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với doanhnghiệp do mình quyết định thành lập hoặc được giao quản lý và đối với vốn nhà nước đầu tư tại doanhnghiệp khác; Hội đồng thành viên hoặc Chủ tịch công ty trực tiếp thực hiện một số quyền, tráchnhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước tại doanh nghiệp theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Văn Giàu - Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế cho biết:Việc giữ nguyên mô hình như hiện nay sẽ không khắc phục được triệt để các tồn tại, yếu kém trongcông tác quản lý DNNN. Do vậy, Ủy ban Kinh tế đề xuất phương án quy định thành lập một cơ quan độclập thuộc Chính phủ hoạt động theo Luật này, thực hiện việc quản lý và giám sát toàn bộ vốn nhànước tại doanh nghiệp.

Thực hiện phương án này sẽ tạo được sự đột phá, thay đổi cơ bảntrong việc quản lý DNNN, tách biệt chức năng quản lý nhà nước và chức năng chủ sở hữu doanh nghiệp.Các cơ quan quản lý nhà nước chỉ tập trung vào việc xây dựng thể chế, chính sách để các doanhnghiệp hoạt động, thực hiện công khai, minh bạch trong đánh giá hiệu quả sử dụng vốn nhà nước củadoanh nghiệp, tăng cường trách nhiệm của cá nhân, tổ chức đối với việc quản lý vốn nhà nước tạidoanh nghiệp.

"Nếu lựa chọn theo phương án này thì Ủy ban Kinh tế kiến nghị Đảngđoàn Quốc hội báo cáo, xin ý kiến Bộ Chính trị và báo cáo Ban chấp hành Trung ương Đảng quyết địnhtrước khi trình Quốc hội xem xét, thông qua" - ông Nguyễn Văn Giàu nói.

Tuy nhiên, phản biện lại quan điểm này, Chủ nhiệm Văn phòng Quốchội Nguyễn Hạnh Phúc cho rằng, nếu thành lập cơ quan quản lý ngành là thụt lùi. Doanh nghiệp "khổ"nhất là khi muốn đầu tư gì là phải "trình, bẩm". Khi được thông qua quyết định đầu tư thì đã lỡ mấtcơ hội.

Còn Chủ nhiệm Hội đồng dân tộc Quốc hộiKsor Phướcchorằng: Nếu để nguyên mô hình quản lý DN như hiện nay thì không có gì thay đổi và xã hội rất bức xúcvề vấn đề này. Cái chính là chúng ta không nắm chắc quản lý DN với tư cách là một đơn vị kinh tếđộc lập trong kinh tế thị trường. Đây là thuế của dân nên dứt khoát Nhà nước phải quản lý dù giaoBộ A, bộ B quản lý thì Nhà nước phải xác định ai thay tôi quản lý tất cả nguồn vốn này. Cấp bộ, cấptỉnh cùng làm thì thiếu thống nhất, khập khiễng, lớn nhưng không mạnh. Không cạnh tranh được bênngoài mà cạnh tranh nội bộ với nhau trên cùng lĩnh vực, cùng sản phẩm hàng hóa. Ví dụ, Nhà máy míađường chúng ta đã có, mấy chục Nhà máy đều của Nhà nước, xi măng cũng vậy… "Cạnh tranh bên ngoàithì thua, giờ lại cạnh tranh với nhau" - ông Ksor Phước nói.

Kết luận nội dung này, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đềnghị Ban soạn thảo cần nghiên cứu mô hình nào phù hợp chứ không thành lập cơ quan mới, phát sinh bộmáy mới.

Ngoài ra, đa số ý kiến đề nghị dự thảo Luật cần cụ thể hóa nhữngngành, lĩnh vực Nhà nước sẽ đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp theo từng hình thức đầu tư cụ thể.Cần xác định những ngành, lĩnh vực Nhà nước không tham gia hoặc tham gia ở mức độ nhất định; nhữnglĩnh vực Nhà nước cần giữ vốn và đẩy nhanh những lĩnh vực cần thoái vốn nhà nước tại doanhnghiệp.

Nguồn VOV News


Sự kiện