Cần giám sát, quản lý nghiệp vụ repo để phòng rủi ro
Ông Ngoạn dẫn thông tin đưa ra tại một hội nghị bàn riêng về hoạt động ngân hàng ngầm diễn ra tại London vài ngày trước cho biết, quy mô hoạt động ngân hàng ngầm lên tới 67 nghìn tỷ USD và nếu ko sớm quy chế hóa để kiểm soát thì khoảng 5 - 10 năm nữa sẽ bùng nổ một cuộc khủng hoảng khác.
Tại Đông Á, quy mô hoạt động này không lớn như Mỹ và châu Âu nhưng cũng đã phát sinh loại hình này và nếu không sớm ban hành chính sách kiểm soát và biện pháp phòng ngừa sẽ gây rủi ro lớn cho hệ thống ngân hàng.
Trao đổi về vấn đề này, Phó Chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Đoan Hùng cho biết, tại Việt Nam, hoạt động giao dịch mua bán lại (repo) trái phiếu bao gồm mua giao ngay bán kỳ hạn hoặc bán giao ngay mua kỳ hạn về bản chất là cho vay hiện tương đối phổ biến.
"Nhiều nguồn tiền cho vay tiếp vốn được thông qua nghiệp vụ repo và nếu phát triển cao hơn thì sẽ không quản lý được. Dòng tiền chuyển qua công ty chứng khoán và công ty quản lý quỹ sau đó chuyển qua các đơn vị khác khá phức tạp. Hiện chúng tôi đang phân tích và theo dõi luồng tiền này", ông Hùng nói.
Ông Hùng cho biết thêm rằng, ngoài repo thì nghiệp vụ cho vay ký quỹ (margin) cũng diễn biến tương tự. Nghiệp margin hiện đã có thông tư hướng dẫn giao dịch trong khi việc mua bán kỳ hạn chứng khoán chưa có thông tư hướng dẫn, đang rất lỏng lẻo và cần phải có giám sát và quản lý tốt.
Tuy nhiên, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Tài chính cũng khẳng định, các công ty chứng khoán được phép cung cấp nghiệp vụ repo và margin và đây không phải là hoạt động xấu mà chỉ chưa nằm trong quy chế hoạt động ngân hàng. Để đảm bảo an toàn, các chuyên gia cũng khuyến nghị tới đây nên đưa các nghiệp vụ này vào quy chế ngân hàng.
Nguồn Khampha