Thứ Hai | 30/12/2013 12:51

Căn cứ bí mật của tàu ngầm Hà Nội

Tàu ngầm Hà Nội - tàu ngầm tấn công đầu tiên của Việt Nam sẽ đậu ở Cam Ranh, nơi được xem là một trong những quân cảng tốt nhất thế giới.
[Caption]

Căn cứcủa kilo Hà Nội nhìn từ vệ tinh.

Giới chuyên gia quân sự thừa nhận vị trí của Cam Ranh có tầm ảnh hưởng to lớn tớibản đồ địa - chiến lược toàn cầu. Năm 1888, hải hạm của Nga mang tên "Tráng sĩ" trong chuyến đivòng quanh thế giới đã cập cảng Cam Ranh, sau đó, nơi đây đã trở thành quân cảng mà các nước lớnthay nhau đồn trú trong vòng gần 100 năm trở lại đây. Trong cuộc chiến Nga - Nhật 1905, hơn 100chiến thuyền thuộc Hạm đội Thái Bình Dương số 2 của Hải quân Nga Hoàng từng tập trung tại CamRanh.

Năm 1935, thực dân Pháp bắt đầu cho xây dựng căn cứ hải quân tại Cam Ranh. Năm1940, Cam Ranh rơi vào tay Nhật Bản, trở thành bàn đạp để Nhật Bản tiến đánh Malaysia và các quầnđảo thuộc địa của Hà Lan (nay là Indonesia).

Ngày 18/10/1946, Cam Ranh là nơi diễn ra cuộc hội kiến giữa Chủ tịch Hồ Chí Minhvà Cao ủy Pháp D'Argenlieu. Cuộc gặp gỡ được tổ chức trên thiết giáp hạm Suffren, có các vị chỉ huyhải, lục, không quân Pháp và các nhà báo nước ngoài.

Từ năm 1965 đến 1972, Mỹ đã xây dựng Cam Ranh thành một căn cứ quân sựkhổng lồ được coi là "bất khả xâm phạm" để làm cứ điểm tiếp liệu và khí tài quân sự cho chiếntranh, đồng thời khống chế hành lang phía tây Thái Bình Dương.

Vào năm 1969, Lyndon B. Johnson đã đến thị sát căn cứ này và đó là chuyến thămđầu tiên của một Tổng thống Mỹ khi tới Việt Nam. Lúc đó, căn cứ không quân của Mỹ ở vịnh Cam Ranhrất lớn, bao gồm hai sân bay cho máy bay phản lực và một sân bay cho máy bay trực thăng, mỗi sânbay có sức chứa hơn 100 máy bay. Người Mỹ còn tiến hành khoét núi Cam Ranh, xây dựng kho chứa máybay trong lòng núi, nâng cấp đường băng lớn có thể cho máy bay ném bom chiến lược B52 cất và hạcánh. Cao điểm, sân bay quân sự Cam Ranh có tần suất hạ cánh và cất cánh lớn nhất thế giới.

Ảnh tư liệu về một góc quân cảng Cam Ranh.

Một góc quân cảng Cam Ranh trong quá khứ.

Năm 1972, người Mỹ trao lại căn cứ này cho quân đội Sài Gòn và 3 năm sau Quân độinhân dân Việt Nam giải phóng Cam Ranh. Khi tiếp quản, Cam Ranh đã bị phá hủy hoàn toàn các bến neotàu, đường sá, sân bay, hệ thống đường dây tải điện cũng như các khu nhà ở.

Chuẩn đô đốc E.I Prokôpievich, người Nga cuối cùng lên tàu Xakhalin-9 rờiViệt Nam năm 2002 trong cương vị Chỉ huy trưởng Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật 922 của Cam Ranh nhậnđịnh, căn cứ quân sự trước đây của Mỹ trên bán đảo Cam Ranh - Khánh Hòa đã thu hút sự chú ý củaLiên Xô bằng chính vị trí địa lý của nó, xét về mọi phương diện thì hoàn toàn ưu việt cho việctriển khai một căn cứ hải quân.

Nó cho phép khống chế các eo biển Malaysia và Philippines, có thể tiến hành trinhsát điện tử Biển Đông, biển Philippines... thậm chí tới tận khu vực vịnh Pécxích hay vùng bắc Ấn ĐộDương. Bán đảo Cam Ranh bọc trong mình hai vịnh Bình Ba và Cam Ranh, nơi không chịu ảnh hưởng củacác hiện tượng thời tiết, có độ lớn và sâu để có thể neo đậu mọi loại chiến hạm và tàu hộ tống, kểcả tàu sân bay.

Từ những năm 60 của thế kỷ trước, Hải quân Liên Xô đã bắt đầu tiến hành trực banchiến đấu trên các đại dương. Tàu chiến, tàu ngầm, máy bay hải quân được triển khai trên các đạidương nhằm mục đích bình ổn cục diện chung.

Việc mở rộng quy mô cũng như vùng hoạt động của tàu thuyền và không quân trênbiển yêu cầu phải có mạng lưới hậu cần kỹ thuật hải quân rộng khắp. Vì không có căn cứ quân sự ởnước ngoài nên Liên Xô đã xây dựng trạm cung ứng vật tư kỹ thuật trên lãnh thổ các nước có quan hệthân thiện và Cam Ranh là một điểm sáng.

Cuối năm 1978, nhóm sĩ quan đại diện cho các tổng cục của Bộ Tư lệnh Hải quân vàHạm đội Thái Bình Dương Liên Xô đã đáp máy bay sang Việt Nam để ngày 30/12 đã thỏa thuận và ký biênbản ghi nhớ làm cơ sở đàm phán xây dựng và cùng khai thác Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật.

Ngày 2/5/1979, Chính phủ Liên Xô và Việt Nam đã ký hiệp định về việc sử dụng CamRanh làm Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật cho Hạm đội Thái Bình Dương của quân đội Liên Xô trong 25năm.

Ngay hôm đó, thi hành lệnh của Bộ tổng tham mưu các lực lượng vũ trang Liên Xô vàChỉ thị số 13/1/0143 của Cục Tham mưu hạm đội Thái Bình Dương ngày 28/8/1980, Trạm cung ứng vật tưkỹ thuật đã được thành lập trên bán đảo Cam Ranh mang phiên hiệu đơn vị 31350.

Ảnh tư liệu về quân cảng Cam Ranh.

Ảnh tư liệu về quân cảng Cam Ranh.

Theo quy định trong Hiệp định, tại quân cảng Cam Ranh cùng lúc có thể tập trungtừ 8-10 tàu chiến Liên Xô, 4-8 tàu ngầm có khu neo nổi và tối đa 6 tàu hộ tống. Tại sân bay cùnglúc có thể tiếp nhận từ 14-16 máy bay mang tên lửa, 6-9 máy bay trinh sát do thám và 2-3 máy bayvận tải. Tùy theo tình hình chiến sự cụ thể, số lượng máy bay và tàu chiến có thể tăng lên theothỏa thuận giữa hai Bộ Quốc phòng Liên Xô và Việt Nam.

Tháng 5/1979, các tàu chiến Liên Xô bắt đầu đi vào hải phận Cam Ranh. Mùa hè nămđó, tàu ngầm nguyên tử phóng ngư lôi K-45 đã neo đậu tại Cam Ranh, sau đó ít lâu, các máy bay hảiquân của hạm đội Thái Bình Dương bắt đầu hạ cánh.

Tháng 12/1979, Tổng tư lệnh Hải quân Liên Xô, Đô đốc X. Gorskốp tới Cam Ranh vàông đã dành một ngày để quan sát vịnh biển này, giống y như cách Tổng thống MỹJohnsonđãtới để ngắm nhìn địa thế "sông núi nước Nam"10 năm về trước.

Phân đội đầu tiên của Hạm đội Thái Bình Dương gồm 54 người đến đây tháng4/1980 và tháng 8 năm đó quân số được bổ sung thêm 24 người thuộc bộ phận thông tin liênlạc.

Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang và Chính phủ Liên Xô đã giao cho Trạm cungứng vật tư kỹ thuật 922 nhiệm vụ làm giảm nhẹ đáng kể áp lực cho Hạm đội Thái Bình Dương nói riêngvà toàn bộ Hải quân Liên Xô nói chung trong việc cung cấp dự trữ cần thiết cho các chiến hạm và tàuhộ tống đang làm nhiệm vụ tại Biển Đông. Cam Ranh trở thành căn cứ hải quân lớn nhất của Liên Xô ởnước ngoài, căn cứ duy nhất bên bờ Biển Đông, nơi cách cảng gần nhất của Nga 2.500 hải lý.

Từ mùa Thu năm 1983 đến tháng 8/1991, hải đoàn cơ động số 17 triển khai tại CamRanh, từ tháng 8/1991 đến tháng 12/1991 được thay thế bằng hải đoàn cơ động số 8 và sau đó là hảiđội tàu hỗn hợp 119. Thời điểm năm 1986, trên sân bay triển khai trung đoàn không quân hỗn hợp độclập gồm 4 máy bay Tu-95, 4 chiếc Tu-142, phi đoàn máy bay Tu-16 khoảng 20 chiếc các loại, phi đoànMiG25 khoảng 15 chiếc, hai máy bay vận tải An-24 và 3 máy bay lên thẳng Mi-8. Ngoài ra trung đoàncòn quản lý và chỉ huy căn cứ chống tàu ngầm, tiểu đoàn tên lửa và tiểu đoàn kỹ thuật.

Tháng 2/1984, theo đề nghị của phía Việt Nam, Chính phủ Xô Viết đã quyết địnhkhôi phục và xây dựng thêm một loạt công trình tại căn cứ Cam Ranh. Việc xây dựng Cam Ranh bướcsang một giai đoạn mới, chuyển từ hình thức tự hạch toán kinh tế sang hình thức đấu thầu khoán gọn,bắt đầu giai đoạn xây dựng kiên cố thay cho các kết cấu lắp ghép tạm thời.

N.M Zariphôvich - Phó tổng giám đốc Công ty Xây lắp Liên Xô tại Việt Nam giaiđoạn 1987-1989 đã kể lại trong cuốn "Liên Xô - một từ không bao giờ quên" (Nguyễn Đình Long dịch)rằng, Cục kỹ thuật xây dựng nước ngoài thuộc Bộ Quốc phòng Liên Xô, đơn vị có nhiều kinh nghiệm xâydựng các công trình ở hơn 60 nước trên thế giới đảm nhiệm việc lựa chọn và đưa chuyên gia đến CamRanh. Họ là những chuyên gia tài năng của các đơn vị trong và ngoài quân đội được các tổ chức Đảng,Đoàn giới thiệu, được chở sang bằng đường hàng không qua Mátxcơva hay Vlađivôxtốc theo hành trìnhMátxcơva - Tasken - Karachi (đôi khi là Bombay) - Kancútta - Hà Nội - Cam Ranh.

Trên cơ sở Hiệp định ký giữa Liên Xô và Việt Nam ngày 20/4/1984, hai bên đã kýhợp đồng xây dựng cụm đài rađar số ba, là công trình viện trợ không hoàn lại. Tính chung từ năm1984 đến năm 1987, Tổng Công ty Xây lắp Liên Xô do E.X Bôprênhép làm Tổng giám đốc đã xây dựng tổngcộng 28 nhà ở và công trình chuyên dụng các loại. Lúc đó tổng số người Liên Xô sống trong khu quânsự là 6.000 người, kể cả công nhân xây dựng.

Theo thỏa thuận trong mục 71 của Hiệp định ký ngày 20/4/1984, các công trình xâydựng xong sẽ bàn giao cho phía Việt Nam sử dụng. Các hạng mục đầu tiên được xây dựng xong từ tháng12/1987, sau đó các chuyên gia Liên Xô bắt đầu sử dụng theo hình thức thuê miễn phí.

Có thể thấy rằng, về cơ bản, các công trình được Liên Xô - Nga xây dựng ở CamRanh bao gồm: Khu nhà ở của Trạm cung ứng vật tư kỹ thuật, trong đó có sở chỉ huy đơn vị 31350 vàdoanh trại cho quân số biên chế của đơn vị, nhà ăn 250 chỗ, lò bánh mỳ, tổ hợp tắm hơi - giặt là,CLB, trường phổ thông số 183, 18 tòa nhà ở, kho tổng hợp lưu giữ và cấp phát vật tư, đội xe (gồm cảxe chuyên dụng); vùng bến nhỏ; bể chứa ngầm thể tích 14.000m3 dùng để chứa nhiên liệu; hai hầm lạnhdung tích 270 tấn dùng để chứa thực phẩm lưu trữ; 12 kho khung sắt dùng để chứa các loại vật tưkhác nhau; Hai bể lọc giếng khoan, một dùng cho sinh hoạt, một dùng cho chiến hạm và các tàu hộtống; Trạm phát điện trung tâm công suất 24.000kW cấp điện cho tất cả các công trình thuộc khu quânsự và của Việt Nam trên bán đảo…

Khi từ biệt Cam Ranh, người Nga đã chở đi 588 người, 819 tấn hàng trong đó có 50chiếc ôtô và xe chuyên dụng, 190 tấn dầu diezel, 133 tấn dầu mỡ các loại, vũ khí đạn dược cũng nhưtài liệu lưu trữ và tài liệu mật, bằng cả đường hàng không và đường biển. Đồng thời, người Nga bàngiao cho phía Việt Nam 57 tòa nhà và công trình thuộc căn cứ, 85km đường dây tải điện lưới, 62kmđường điện cáp, 25km công trình ngầm, 250m cầu cảng, sân bay và hệ thống quản lý kho.

U.X Ivanôvích, Đại tá quân dự bị, cựu binh Cam Ranh kể lại rằng, cho đến tận năm1992, khi Liên Xô tan rã, thủ tục ra vào khu quân sự vẫn do phía Việt Nam quy định. Theo thỏa thuậnthì mỗi tháng chỉ 4 chuyến xe được đi ra ngoài theo kế hoạch định trước với số lượng người hạn chế,chủ yếu là dành cho thủy thủ Hạm đội Thái Bình Dương. Còn số nhân viên kỹ thuật của Trạm cung ứngvật tư kỹ thuật thì do "nhiều yếu tố" nên ra "vùng tự do" là vi phạm luật.

Căn cứ hải quân Cam Ranh ngày nay được xem là một trong những căn cứ lớn nhất củahải quân Việt Nam; được chọn là căn cứ của tàu ngầm kilo Hà Nội và có thể thêm những "người anh em"của nó, quân cảng Cam Ranh ngày càng khẳng định tầm quan trọng chiến lược về quân sự của mình.

Theo Petrotimes

Nguồn VnExpress


Sự kiện