Thứ Năm | 24/05/2012 15:02
Cần có giải pháp căn cơ để đạt chỉ tiêu GDP năm 2012
Tốc độ tăng trưởng GDP quý I năm 2012 chỉ đạt 4% khiến cho mục tiêu cả năm đạt 6-6,5% đang gặp những thách thức thật sự.
Sáng 24/5, các đại biểu Quốc hội thảo luận ở tổ về Đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội và ngân sách nhà nước năm 2011; việc triển khai thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước những tháng đầu năm 2012; Quyết toán ngân sách nhà nước năm 2010; Bổ sung một số dự án mới sử dụng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015.
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ đã xuất hiện những dấu hiệu suy giảm tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP quý I năm 2012 chỉ đạt 4%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2011 (5,57%) và năm 2010 (5,84%). Trong đó công nghiệp, xây dựng chỉ tăng 2,94%.
Ý kiến các đại biểu đều bày tỏ lo lắng về con số báo cáo này, và cho rằng, trong chưa đầy 3 quý còn lại, nếu không có quyết tâm cao, tập trung cao độ thì khó đạt được mục tiêu GDP đặt ra là 6-6,5%
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, những thách thức, khó khăn đã thấy rõ, nhưng điều quan trọng là Quốc hội hiến kế để quyết tâm giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng GDP.
Đại biểu Lê Văn Lai (đoàn Quảng Nam) nhấn mạnh, các chỉ tiêu của quý I đều rất đáng báo động. “Đầu tư công giảm thì có thể hiểu vì chúng ta có chủ trương, nhưng đầu tư tư nhân giảm chứng tỏ nhà đầu tư bắt mạch nền kinh tế và không mặn mà”, đại biểu nêu ý kiến.
Do đó, theo đại biểu Lê Văn Lai, để đạt GDP cả năm đúng chỉ tiêu đề ra, những tháng còn lại phải đạt kết quả cao. Đây là bài toán bắt buộc phải nghiên cứu, phải có quyết sách và biện pháp phải căn cơ.
Đại biểu này cũng đặt vấn đề, phải chăng chúng ta đang lặp đi lặp lại kích cầu và thắt chặt. Vì năm 2009, khi nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm, Chính phủ đã tung ra gói kích cầu và kết quả năm 2010 lạm phát cao. Sau đó, Chính phủ lại thắt chặt và hiện đang có xu hướng giảm phát, một gói hỗ trợ doanh nghiệp (bản chất cũng là kích cầu) trị giá 29.000 tỷ đồng lại được tung ra.
Ý kiến nhiều đại biểu cũng khẳng định, việc thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt, chính sách tiền tệ chặt chẽ đã góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô nhưng cũng để lại hệ quả là làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lãi suất vay còn cao, nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận và hấp thụ vốn dẫn đến hàng nghìn doanh nghiệp phá sản.
Báo cáo của Chính phủ nêu rõ đã xuất hiện những dấu hiệu suy giảm tăng trưởng kinh tế. Tốc độ tăng trưởng GDP quý I năm 2012 chỉ đạt 4%, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm 2011 (5,57%) và năm 2010 (5,84%). Trong đó công nghiệp, xây dựng chỉ tăng 2,94%.
Ý kiến các đại biểu đều bày tỏ lo lắng về con số báo cáo này, và cho rằng, trong chưa đầy 3 quý còn lại, nếu không có quyết tâm cao, tập trung cao độ thì khó đạt được mục tiêu GDP đặt ra là 6-6,5%
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, những thách thức, khó khăn đã thấy rõ, nhưng điều quan trọng là Quốc hội hiến kế để quyết tâm giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng GDP.
Đại biểu Lê Văn Lai (đoàn Quảng Nam) nhấn mạnh, các chỉ tiêu của quý I đều rất đáng báo động. “Đầu tư công giảm thì có thể hiểu vì chúng ta có chủ trương, nhưng đầu tư tư nhân giảm chứng tỏ nhà đầu tư bắt mạch nền kinh tế và không mặn mà”, đại biểu nêu ý kiến.
Do đó, theo đại biểu Lê Văn Lai, để đạt GDP cả năm đúng chỉ tiêu đề ra, những tháng còn lại phải đạt kết quả cao. Đây là bài toán bắt buộc phải nghiên cứu, phải có quyết sách và biện pháp phải căn cơ.
Đại biểu này cũng đặt vấn đề, phải chăng chúng ta đang lặp đi lặp lại kích cầu và thắt chặt. Vì năm 2009, khi nền kinh tế có dấu hiệu suy giảm, Chính phủ đã tung ra gói kích cầu và kết quả năm 2010 lạm phát cao. Sau đó, Chính phủ lại thắt chặt và hiện đang có xu hướng giảm phát, một gói hỗ trợ doanh nghiệp (bản chất cũng là kích cầu) trị giá 29.000 tỷ đồng lại được tung ra.
Ý kiến nhiều đại biểu cũng khẳng định, việc thực hiện chính sách tài khoá thắt chặt, chính sách tiền tệ chặt chẽ đã góp phần kiềm chế lạm phát, ổn định vĩ mô nhưng cũng để lại hệ quả là làm cho doanh nghiệp gặp khó khăn, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Lãi suất vay còn cao, nhiều doanh nghiệp khó tiếp cận và hấp thụ vốn dẫn đến hàng nghìn doanh nghiệp phá sản.
Nguồn VOV