Cách tối ưu hóa chi phí cho doanh nghiệp xuất nhập khẩu
Tối ưu hóa chi phí bằng cách sử dụng các dịch vụ hiệu quả và tiết kiệm là con đường trực tiếp nhất mà nhiều doanh nghiệp Việt Nam xuất nhập khẩu Việt Nam hiện đang hướng tới, nhằm tăng khả năng cạnh tranh và sức hấp dẫn hàng hóa của doanh nghiệp mình, qua đó gia tăng lợi nhuận.
“Phí thanh toán - mỗi thứ không…một tý”
Doanh nghiệp tư nhân Nguyễn Oanh, một đơn vị kinh doanh hàng thủ công mỹ nghệ cho biết vào dịp cuối năm, các đơn hàng của họ luôn dày lên. Để có được lượng hàng xuất đi đáp ứng được nhu cầu thị trường, doanh nghiệp thường phải sử dụng vốn vay.
“Bên cạnh chi phí lãi vay, chúng tôi còn nhiều mục phí khác trong thanh toán. Với xuất khẩu, đó là phí thanh toán quốc tế như: phí nhận chuyển khoản, nhờ thu, CAD (xử lý bộ chứng từ CAD, thanh toán bộ chứng từ CAD, hủy bộ chứng từ CAD). Ngoài ra, với những doanh nghiệp có L/C, sẽ phải chịu thêm phí thư tín dụng xuất khẩu với rất nhiều mục, loại…Mỗi loại phí cộng vào thì tổng phí không hề là một…tý và doanh nghiệp cũng sẽ phải chịu bào bớt lợi nhuận”, ông Nguyễn Oanh chia sẻ.
Ở chiều nhập khẩu, nhiều doanh nghiệp cũng cho biết chi phí khi thanh toán giao dịch nhập hàng hóa nguyên vật liệu để gia công sản xuất phân phối,cũng là vấn đề. Tương tự như doanh nghiệp xuất khẩu, có nhiều loại phí thanh toán nhờ thu, tín dụng thư, CAD, ký hậu vận đơn để nhận hàng trong trường hợp người mua chịu, phí dịch vụ bảo lãnh…
Tổng giám đốc một Công ty xuất nhập khẩu nông sản cho hay, việc áp biểu phí thanh toán giao dịch quốc tế của các ngân hàng thực tế không giống nhau. Nhiều ngân hàng quy mô nhỏ “charge” phí của doanh nghiệp khá cao. “Nhìn chung, dù xuất hay nhập khẩu, chúng tôi đều mong tìm được đối tác tín dụng có thể cung cấp được gói giải pháp hỗ trợ được các doanh nghiệp, tạo điều kiện cho chúng tôi làm ăn hiệu quả nhất”..
Chọn gói hay dịch vụ lẻ?
Thực tế là với nhiều doanh nghiệp, tìm kiếm được một ngân hàng hậu thuẫn các dịch vụ thanh toán chất lượng, nhanh gọn, quy trình đơn giản mà chi phí “ngon, bổ rẻ” không hề đơn giản.
“Chúng tôi có quan hệ với khoảng 3 ngân hàng, trong đó có 2 tổ chức ngân hàng lớn, chuyên về ngoại thương. Nhưng do họ có nhiều đối tác doanh nghiệp quá lớn, nên đặt quan hệ với một ngân hàng thương mại cổ phần có năng lực đồng hành, cung cấp gói giải pháp tài chính hiệu quả được chúng tôi ưu tiên hơn. Vì họ chăm sóc mình kỹ lượng hơn và có nhiều ưu đãi nhất định. Hiện doanh nghiệp tôi đang mở tài khoản ở Maritime Bank, theo “Giải pháp giao dịch trọn gói mà Maritime Bank cung cấp, CEO Công ty TNHHH Việt Trung Hiếu cho biết.
Tìm hiểu giải pháp giao dịch trọn gói của Maritime Bank và so sánh với các dịch vụ trên thị trường, có thể thấy về mặt bản chất đây đang là một trong những gói giải pháp với mức chi phí thanh toán tiết kiệm nhất dành cho khách hàng doanh nghiệp. Theo đó, doanh nghiệp sẽ được giảm 30% tổng phí giao dịch so với năm trước đó khi thanh toán một lần, giao dịch không giới hạn, được hỗ trợ xác định phí. Nói ngắn gọn hoàn toàn chủ động để lên các phương án kinh doanh và cân đối chi phí sao cho hiệu quả nhất.
Vị này cũng cho biết, “sau nhiều lần sử dụng dịch vụ riêng lẻ, tôi nghiệm ra chọn gói giải pháp tài chính “combo” tích hợp nhiều dịch vụ tại một địa chỉ Maritime Bank, sẽ đơn giản, thuận tiện và tiết kiệm hơn rất nhiều. Dịch vụ này đặc biệt đáp ứng nhu cầu tối ưu hóa chi phí của doanh nghiệp Logistic khi chúng tôi mỗi năm phải trả hàng trăm triệu đồng các loại phí khi giao dịch thanh toán qua ngân hàng
Ngoài Maritime Bank, một số các tổ chức tín dụng hiện cũng đã bắt đầu thiết kế các “combo” dịch vụ. Tuy nhiên, tùy thuộc doanh nghiệp mà các tổ chức thường gia tăng hay giảm bớt quyền lợi ưu đãi. Các doanh nghiệp cho rằng điều này sẽ giảm bớt sự kích thích họ đến với các gói giải pháp và sẽ phải mất thời gian cân nhắc nhiều hơn cho các quyền lợi của doanh nghiệp mình.